Văn hoá tang lễ: thức canh, lễ truy điệu

Nếu bạn sinh sống ở Nhật Bản dài hạn và có bạn bè, người quen là người Nhật, chắc hẳn sẽ có lúc bạn cần đến dự lễ tang. Để tránh không bị bối rối, hãy tìm hiểu về văn hoá tang lễ tại Nhật Bản ngay sau đây. Kì này chúng ta sẽ là về việc thức canh và lễ truy điệu.

 

Lời chia buồn trong tang lễ

Khi có mặt tại một tang lễ, hãy thể hiện lời chia buồn với gia quyến người đã mất.

「この度はご愁傷様です」konotabi wa goshushosama desu

「心よりお悔やみ申し上げます」kokoro yori okuyami moshiagemasu

Cả 2 câu trên đều mang hàm nghĩa là “Xin chia buồn với gia đình anh/chị”.

 

Trang phục và đồ mang theo

Nếu thức canh người đã mất thì không có tang phục cũng không sao nhưng gần đây mọi người khi thức canh hoặc dự lễ truy điệu đều mặc tang phục.

Vật cần đem theo tiền phúng viếng (để trong phong bì), nếu tang lễ theo nhà Phật thì mang theo tràng hạt.

 

Thức canh là gì?

Thức canh (通夜 – tsuya) là nghi lễ để người thân tạm biệt người đã mất, trong ánh nến được duy trì liên tục, mọi người sẽ vừa cầu nguyện cho người đã mất được siêu thoát vừa đi quanh quan tài. Thực chất thức canh là nghi lễ chỉ dành cho người đã mất và người thân của họ, bạn bè người quen chỉ tham gia lễ truy điệu. Tuy nhiên gần đây có nhiều trường hợp không đến lễ truy điệu được nên thay vào đó người ta sẽ đến thức canh.

Thứ tự tham gia thức canh

Tiếp đón

Để không bị muộn, hãy tới địa điểm diễn ra nghi lễ sớm 20 phút.

Tiền phúng viếng trong tang lễ Nhật Bản

Đọc kinh theo tăng lữ

Thắp hương

Thức canh

(Lời chia buồn mang ý nghĩa cảm ơn và thanh tẩy, sau khi kết thúc đọc kinh của thức canh người chia buồn sẽ được gia quyến mang rượu và thức ăn ra. Tuy nhiên không nên ở lại quá lâu)

Ra về

Tại nơi tiếp đón, hãy mở phong bì và lấy hương ra trao cho người tiếp đón bằng cả hai tay đồng thời nói lời chia buồn với gia quyến. Sau đó ghi tên mình vào sổ ghi tên khách viếng.

 

Lễ truy điệu

Lễ truy điệu là nghi lễ cuối cùng để từng người tiễn biệt với người đã mất. Người quen và bạn bè thường sẽ tham gia lễ này. Người tham gia sẽ nói lời an ủi với gia quyến người đã mất, thắp hương hoặc cắm hoa, sau cùng là nói lời tiễn biệt với người đã mất.

Thứ tự tham gia lễ truy điệu

Tiếp đón

Để không bị muộn, hãy tới địa điểm diễn ra nghi lễ sớm 20 phút.

Tiền phúng viếng trong tang lễ Nhật Bản

Đọc kinh theo tăng lữ

Thắp hương

Đưa áo quan ra ngoài

Ra về

Tại nơi tiếp đón, hãy mở phong bì và lấy tiền phúng viếng ra trao cho người tiếp đón bằng cả hai tay đồng thời nói lời chia buồn với gia quyến. Sau đó ghi tên mình vào sổ ghi tên khách viếng.

 

Tổng kết

Khi tham dự tang lễ ở Nhật Bản sẽ có khá nhiều điều làm mọi người cảm thấy bối rối. Làm đúng theo văn hoá đương nhiên là quan trọng nhưng lòng thành, sự sẻ chia chân thành với người đã mất và gia quyến mới là điều quan trọng nhất.

Tổng hợp văn hoá tang lễ Nhật Bản

 

Kazuharu (LOCOBEE)

* Bài viết thuc bn quyn ca LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoc s dng khi chưa có s đng ý chính thc ca LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る