Trải nghiệm ấn tượng với cảnh mặt trời mọc trên đỉnh núi Phú Sĩ cao nhất Nhật Bản

Xung quanh bạn có bao nhiêu người đã leo lên đỉnh núi Phú Sĩ?

Thực tế cho thấy không có nhiều người Nhật đã từng leo núi Phú Sĩ. Ngay chính trong gia đình, bạn bè tôi cũng chưa ai có kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ. Trong khi đó tôi luôn nung nấu ý định “Tôi là người Nhật và muốn leo núi Phú Sĩ dù chỉ 1 lần trong đời…” nên tôi đã rủ bạn bè cùng chinh phục ngọn núi cao nhất Nhật Bản này.

Hãy cùng trải nghiệm leo núi Phú Sĩ qua kinh nghiệm của một người Nhật nhé!

3 điểm ngắm núi Phú Sĩ đẹp lí tưởng ở Yamanashi

 

Những điều cần xác nhận trước khi leo núi

Hàng năm chỉ có một khoảng thời gian đường mòn leo núi Phú Sĩ được mở là từ tháng 7 đến đầu tháng 9. Tốt nhất nên leo vào khoảng tháng 8. Có 4 tuyến leo núi Phú Sĩ: tuyến Yoshida, tuyến Subashiri, tuyến Gotemba và tuyến Fujinomiya.

Mỗi tuyến có một đặc điểm riêng nhưng tuyến đường được giới thiệu lần này là tuyến Yoshida được hơn một nửa những người leo núi sử dụng. Trước hết, hãy kiểm tra các thông tin cơ bản như cách đi đến tuyến Yoshida, quần áo, tư trang.

Cách đi:

  • Từ ga Shinjuku trong nội thành Tokyo đi tàu tốc hành khoảng 2 tiếng sẽ đến ga Fujisan
  • 1 tiếng đi xe buýt Fujikyu đến nhà ga tầng 5 núi Phú Sĩ
  • Ngoài ra còn có thể di chuyển bằng xe buýt cao tốc hoặc ô tô nhưng thời gian chính xác và lịch trình ít nhiều bị ảnh hưởng, tốt nhất là bạn nên đi tàu điện

Quần áo: nếu leo lên đỉnh núi nhất định phải có biện pháp chống rét. Nhiệt độ tại đỉnh núi vào tháng 8 là khoảng 5 độ. Hãy chắc chắn rằng bạn có quần áo dày,  tốt nhất là mặc theo kiểu nhiều lớp để có thể đổ mồ hôi, mặc vào hoặc cởi ra trên đường đi!

Đồ cần mang theo:

① 2 lít nước

② Đồ uống dạng thạch và các loại hạt có thể bổ sung năng lượng, kẹo ngậm…

③ Đèn đeo trên đầu (cần thiết khi trời tối hoặc lúc sáng sớm)

④ Găng tay: sử dụng để bám khi leo chỗ đá dốc

⑤ Mũ: mũ có vành rộng và có quai giúp bạn dễ dàng quan sát phía trước và không bị bay ngay cả khi mưa gió bất chợt

⑥ Tiền lẻ (xu 100, 500 yên): để mua đồ uống và đồ ngọt tại các trạm nghỉ trên đường đi

⑦ Áo mưa: khí hậu vùng núi dễ thay đổi nên áo mưa có thể chống lại những cơn mưa bất chợt

⑧ Pin điện thoại di động

⑨ Giấy tờ tuỳ thân, thẻ bảo hiểm: chuẩn bị cho những trường hợp xấu như bị thương, ốm

Bình oxy có thể mua được tại các cửa hàng bán đồ ở tầng 5 với giá khoảng 1.000 yên. Càng lên cao không khí càng loãng nên nếu muốn đề phòng bệnh khó thở hãy mua nó. Ngoài ra còn có dịch vụ cho thuê tất chuyên leo núi nhưng bạn cũng có thể chuẩn bị trước nếu thấy cần thiết.

Ubuyagasaki – điểm ngắm núi Phú Sĩ và Kawaguchiko Ohashi

 

Bắt đầu leo ​​từ trạm thứ 5 núi Phú Sĩ!

Lần này chúng tôi đi theo nhóm gồm 3 người bạn và khoảng 30 người khác với 1 hướng dẫn viên. Thành thật mà nói, tôi đã lo lắng về việc có nên có hướng dẫn viên hay không vì khi nhìn xung quanh tôi thấy có rất nhiều người leo núi cùng gia đình và bạn bè của họ. Tất nhiên cũng có một số người nước ngoài tham gia và tôi thấy rằng leo theo lộ trình này thì không cần hướng dẫn viên cũng được.

Đầu tiên là đi xuyên rừng! Lúc này ai cũng thấy tràn đầy sức sống.

Đây là đoạn đường quanh trạm thứ 6 và sương mù ngày càng dày đặc! Tôi có cảm giác rằng chuyến leo núi thực sự giờ mới bắt đầu…

Sương mù dày đặc và tôi không thể nhìn thấy gì xung quanh mình! Như bạn thấy trong hình, mọi người đang xếp hàng leo theo 1 con đường hẹp dẫn lên đỉnh núi.

Càng lên cao lượng oxy càng trở nên loãng hơn, hãy leo từ từ và hít thở thật sâu.

Đoạn này dốc hơn tôi nghĩ và chỗ để chân thì khá nhỏ. Cảnh vật xung quanh vẫn bao phủ trong làn sương mù.

Cảnh vật ngày càng rõ ràng hơn. Bầu trời xanh cao vời vợi!

Khi nhìn lại phía sau tôi cảm thấy mình đang ở trên mây. Bầu trời xanh, những đám mây và cảnh vật đẹp đến mức khó có thể diễn tả bằng lời.

Ngắm núi Phú Sĩ từ danh lam thắng cảnh của Shizuoka “Nihondaira”

 

Trạm thứ 8

Ngày đầu tiên chúng tôi xuất phát từ trạm thứ 5 sau 12 giờ trưa. Từ đó mọi người cùng leo lên chòi núi ở trạm thứ 8 với một số quãng nghỉ ngắn (khoảng 5 phút). Lúc đến nơi đã là 8 giờ tối. Xung quanh tối đen như mực và có mưa. Tuy nhiên mọi người đều hài lòng vì đã đến được trạm thứ 8.

Khi vào trong chòi, chúng tôi ăn tối và chợp mắt. Nếu nghỉ ở đây có thể bạn sẽ không ngủ được vì ngủ theo kiểu cá nhân với chỗ nhỏ hẹp gần như không cách biệt là mấy với người bên cạnh. Tuy nhiên nếu muốn có thêm sức để leo tiếp thì bạn nên nằm nghỉ ngơi một chút

Hồ Tanuki tỉnh Shizuoka – điểm ngắm núi Phú Sĩ vô cùng lý tưởng

 

Khởi hành lúc 3 giờ sáng và lên đến đỉnh!

3 giờ sáng. Xung quanh vẫn tối đen như mực nhưng chúng tôi xuất phát để tới đỉnh núi kịp lúc bình minh.

Vài giờ sau chúng tôi đã lên đến đỉnh núi mặc dù sức lực thì đã cạn kiệt sức! Nhìn trong ảnh thì không thể thấy nhưng thực sự là rất lạnh!

Màn đêm dần đi thay thế cho khung cảnh bình minh. Mặt trời rực rỡ ló ra từ nơi tối đen như mực. Cảnh tượng đẹp tuyệt với ấy khiến ai cũng quên đi cái lạnh và sự khắc nghiệt của thời tiết trên đỉnh núi. Mặc dù quá trình leo vô cùng vất vả nhưng khi nhìn thấy cảnh này tôi cảm thấy thật đúng đắn khi đã leo.

Chúng tôi đã dành khoảng 50 phút trên đỉnh núi. Xung quanh chật cứng người. Hầu hết mọi người đều ngồi trên mặt đất. Mặc dù muốn thưởng thức phong cảnh một cách chậm rãi nhưng vì trời lạnh, lại có nhiều người và không có nơi nào để thư giãn nên chúng tôi cùng người hướng dẫn sử dụng tuyến đường xuống để xuống núi.

Trạm nghỉ ngắm núi Phú Sĩ trên đường cao tốc Tomei

 

Đường xuống

Xuống núi dễ hơn so với leo núi, vì vậy chúng tôi cứ từ từ mà đến trạm thứ 5 trước buổi trưa. Bạn có thể tới quán ăn ở ngay trạm số 5, ăn no bụng rồi lên xe buýt về lại thành phố.

Bờ biển Maihama – điểm ngắm núi Phú Sĩ chưa được nhiều người biết tới

 

Những điều cần chú ý khi leo núi Phú Sĩ

Tôi không gặp rắc rối hay tai nạn gì lớn trong lần leo núi này nhưng có những lúc bạn tôi bị sốc khi thay đổi độ cao và cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên sức khoẻ đã hồi phục tạm thời với bình xịt oxy đã chuẩn bị. Vì vậy hãy nhớ chuẩn bị kĩ khi leo núi nhé. Núi Phú Sĩ có nhiều bãi đá và không may là có một số người đã tử vong vì tai nạn lở đá. Để leo lên một cách an toàn nhất có thể, hãy leo cùng nhiều người thay vì 1 mình. Nếu chúng ta phát hiện ra những nguy hiểm của nhau sẽ có thể ngăn chặn được tai nạn. Hơn nữa đi theo đoàn sẽ khích lệ nhau về mặt tinh thần!

Đối với những người không đủ can đảm để lên đến đỉnh núi, một trong những cách để tốt nhất là đi đến trạm thứ 5 và tận hưởng không khí tại đó!

Nếu có cơ hội, bạn hãy trải nghiệm leo núi Phú Sĩ nhé!

Ngắm cảnh đêm của núi Phú Sĩ và nhà máy xung quanh từ công viên Fujinokuni Tagonoura Minato

Ngắm hoàng hôn cùng núi Phú Sĩ từ công viên Kamakura Kaihin

 

Yamaguchi Mao (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る