Tìm hiểu về visa thăm người yêu của Nhật

Visa thăm thân thì ai cũng biết. Thế nhưng, chắc chắn nhiều bạn đang thắc mắc không biết hình thức visa thăm người yêu này là gì đúng không nào?

Hãy cùng LocoBee tìm hiểu ngay sau đây nhé!

visa thăm người yêu

 

Visa thăm người yêu

  • Tên tiếng Nhật: 恋人訪問ビザ (短期滞在ビザ)
  • Cách đọc: Kobito Homon biza/Tanki taizai biza

visa thăm người yêu

Là loại thị thực bắt buộc đối với người nước ngoài chỉ được lưu trú tại Nhật Bản trong vòng 90 ngày. Khi người nước ngoài đang lưu trú ở Nhật muốn:

  • Giới thiệu tới gia đình, họ hàng người thân
  • Mời người yêu sang du lịch Nhật Bản cùng với bạn bè hoặc người quen
  • Tiến hành nghiên cứu thị trường và gặp gỡ các đối tác kinh doanh

Thông thường nó còn được gọi là visa du lịch hay visa gia ngắn hạn. Khác với hình thức visa như kết hôn hay đi làm, loại hình visa nay có đặc điểm là đại sứ quán và tổng lãnh sự quán Nhật Bản ở nước ngoài thuộc thẩm quyền xét duyệt hồ sơ và cho phép nhập cảnh từ ngày thứ 15, 30, 90.

Kết hôn với người Nhật: Thủ tục đăng ký kết hôn khi hai người ở 2 đầu Việt – Nhật

 

Visa thăm người yêu được phép làm gì?

Đạo luật kiểm soát nhập cư và công nhận người tị nạn quy định rằng người có visa này được phép tham quan, giải trí, thể thao, thăm người thân, du lịch, tham gia vào các lớp học hoặc cuộc họp, hợp tác kinh doanh, v.v. và các hoạt động tương tự khác. Điểm quan trọng của luật này là nó xác định một điều kiện tuyệt đối để được cấp là người có visa thăm người yêu không được hoạt động để nhận tiền thù lao tại Nhật, nghĩa là không được phép đi làm.

hệ thống tính điểm visa chất lượng cao

Tuy nhiên người có visa này được phép thực hiện các hoạt động tìm việc làm, phỏng vấn một cách tự do. Thực tế, nhiều người xin visa thăm người yêu với mong muốn được:

  • Cùng người yêu đi du lịch suối nước nóng, công viên chủ đề
  • Trải nghiệm sống thử để làm tiền đề cho việc tiến tới hôn nhân
  • Giới thiệu tới gia đình, họ hàng người thân

ryokan Nhật Bản

Visa này không có giới hạn về chỗ ở. Họ có thể ở tại nhà riêng, nhà bố mẹ đẻ, khách sạn, khách sạn kiểu Nhật – ryokan… để thăm quan Nhật Bản một cách thoải mái.

Việt Nam đứng đầu về số lượng visa Nhật Bản cấp cho người nước ngoài năm 2021

 

Lưu ý khi xin visa thăm người yêu

Dưới đây là 4 điểm cần lưu ý khi xin visa thăm người yêu.

1, Để xin visa thăm người yêu, ở phía Nhật Bản cần có người mời (người mời người nước ngoài) và người bảo lãnh (người đảm bảo cho người nước ngoài)

Người bảo lãnh chủ yếu người đứng ra bảo đảm về mặt tài chính

Người mời chỉ người đang hẹn hò với người được mời ở đầu Nhật Bản, tức là bạn trai hoặc bạn gái. Tất nhiên nếu người mời có đủ khả năng tài chính thì hoàn toàn có thể đảm nhận cả vai trò là một người bảo lãnh.

2, Trách nhiệm và phạm vi của người bảo lãnh

Người bảo lãnh không phải chịu trách nhiệm pháp lý thay mặt cho người được mời. Đơn giản, họ chỉ cần thực hiện sự giám sát trong giới hạn thông thường (trách nhiệm đạo đức).

* Những luân lý và đạo đức không được pháp luật thực thi được gọi là trách nhiệm đạo đức.

thủ tục hành chính

3, Hồ sơ là thứ quyết định

Trong một số trường hợp hiếm hoi, việc điều tra và phỏng vấn qua điện thoại được thực hiện trong quá trình kiểm tra, nhưng về nguyên tắc, việc ra quyết định cấp hay không là do việc kiểm tra tài liệu quyết định.

  • Tài liệu yêu cầu có phù hợp không
  • Nội dung hoạt động dự kiến ở Nhật có đáp ứng yêu cầu thị thực ngắn hạn
  • Bằng chứng khách quan về việc hẹn hò có đầy đủ không

Ở giai đoạn chuẩn bị tài liệu, bạn sẽ bị từ chối nếu không thoả mãn các điểm trên. Việc chuẩn bị và cân nhắc cẩn thận là điều cần thiết để xin visa thăm người yêu. Số lượng hồ sơ tùy từng trường hợp nhưng trung bình khoảng 20-40 tờ.

4, Nếu không được phép, bạn không thể đăng ký lại trong thời gian 6 tháng

Hiện tại, Luật Kiểm soát Nhập cư và Tị nạn và Các Quy định Thực thi của luật quy định khoảng 30 loại thị thực và tình trạng cư trú, trong số đó, chỉ có thị thực ngắn hạn là không được xin lại cho cùng mục đích trong 6 tháng sau khi bị từ chối hoặc không được cấp.

5, Không được thông báo vì sao không được cấp visa

Về nguyên tắc, đại sứ quán/tổng lãnh sự quán sẽ không tiết lộ lý do từ chối cấp visa. Nếu bạn biết lý do, bạn có thể sửa lại phần đó và nộp đơn lại sau 6 tháng, nhưng nếu bạn có visa thăm người yêu, bạn phải tự đoán lý do bị từ chối. Ngoài ra, việc xin phép lại không có nghĩa là được phép 100% và nếu bạn không hiểu đúng mục đích của việc từ chối, thì dù bạn có nộp đơn bao nhiêu lần đi chăng nữa cũng sẽ bị từ chối hoặc không được cấp visa.

Điều 3, Đoạn 1, Khoản 10 của Luật Tố tụng Hành chính quy định rằng nghĩa vụ trình bày các tiêu chuẩn thẩm tra và lý do từ chối không áp dụng đối với các điều khoản liên quan đến nhập cư của người nước ngoài.

visa làm việc ở Nhật

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Thủ tục xin visa lưu trú ngắn hạn cho công dân Việt Nam từ tháng 6/2022

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

HNam97
04/08/2022
Phản hồi 1

Admin tư vấn giúp em với ạ. Trường hợp của em là bạn gái mới sang nhật được 4 tháng và giờ em muốn sang thì làm thế nào ạ. Em có thể chứng minh tình chính ạ

Thanh Nga
04/08/2022

Chào bạn, nếu bạn gái của bạn là visa dài hạn như du học, làm việc thì có thể bảo lãnh bạn sang theo diện thăm thân ngắn hạn. Chi tiết bạn liên hệ với Cục xuất nhập cảnh để có thông tin cụ thể hơn nhé!

Huyền Khánh
28/11/2022
Phản hồi 1

em đang làm việc tại nhật bản và đang có hạn visa là 1 năm.em muốn đứng ra là người mời và là người bảo lãnh cho người yêu sang nhật đi du lịch .trường hợp này hồ sơ gồm những gì ạ. Em cảm ơn ạ

Thanh Nga
01/12/2022

Chào bạn, bạn tham khảo các giấy tờ xin visa ngắn hạn trong bài viết: https://locobee.com/mag/vi/2022/06/20/thu-tuc-xin-visa-luu-tru-ngan-han-cho-cong-dan-viet-nam-6-2022/.
Chi tiết từng trường hợp để chắc chắn bạn liên hệ với Cục xuất nhập cảnh để có thông tin nhé!

ページトップに戻る