Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành thương mại điện tử – đặc điểm và xu hướng

Tiếp tục chuỗi bài viết dành cho các bạn đang có nhu cầu tìm việc hoặc chuyển việc tại Nhật, hôm nay LocoBee sẽ gửi đến bạn kiến thức cơ bản cũng như xu hướng và đặc điểm của ngành thương mại điện tử đang phát triển vô cùng nhanh chóng tại Nhật.

Có thể bạn quan tâm:

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

Thẻ tín dụng dành riêng cho người nước ngoài tại Nhật từ du học sinh, thực tập sinh đến người mới đi làm – J Trust Global Card

 

Kiến thức cơ bản

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, quy mô của thị trường thương mại điện tử B to C (EC) trong năm 2018 là 17,845 tỷ yên, tăng 8,96% so với năm trước.

Tăng trưởng tiếp tục cùng với sự phổ biến của điện thoại thông minh và máy tính bảng. Tuy nhiên, tỷ lệ EC trên doanh số sản phẩm trong nước chỉ là 6,22% nên có thể nói vẫn còn rất nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển thị trường.

 

Xu hướng gần đây

Cùng với sự phát triển của các tính năng điện thoại thông minh, ngày càng có nhiều người sử dụng dịch vụ EC. Quy mô thị trường mua sắm trực tuyến qua điện thoại thông minh là khoảng gần 40% trong năm 2018. Trong khi thị trường đang mở rộng nhanh chóng, gánh nặng cho nhân viên giao hàng ngày càng tăng.

Một số bước phát triển của các ông lớn trong ngành:

  • Amazon Nhật Bản đã ra mắt Amazon Flex, hợp đồng trực tiếp làm bên vận chuyển hành lý cá nhân cho người tiêu dùng. Amazon sẽ bắt đầu hợp tác với mở siêu thị lớn với Life Corporation vào năm nay
  • Rakuten sẽ cải thiện mạng lưới phân phối để giảm chi phí vận chuyển của người bán
  • Sự hợp tác giữa các trang web EC và cửa hàng thực tế (hay còn gọi là cửa hàng vật lý) đã mở rộng
  • Rakuten hợp tác với Seiyu và BicCamera để hợp tác trong việc cung ứng khách hàng và giao hàng cho khách từ cửa hàng thực tế

Yahoo – công ty con của Softbank đã mua lại ZOZO – công ty mua bán đồ may mặc trực tuyến hàng đầu. Liên minh mới dự kiến sẽ làm rung chuyển các thành trì của Amazon và Rakuten.

Chúc các bạn trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để có thể tự tin trong quá trình tìm kiếm việc làm ở ngành thương mại điện tử nói riêng và các công việc ở Nhật nói chung.

 

Bài viết cùng chuyên đề:

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường đồ ăn nhanh

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành may mặc

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường công ty thương mại

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường thiết kế máy công cụ

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành điện thoại di động

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành đường sắt Nhật Bản

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành bia – đặc điểm và xu hướng

Làm việc tại Nhật Bản: Ngành công nghiệp ô tô – đặc điểm và xu thế

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành robot dịch vụ – đặc điểm và xu hướng

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường dịch vụ mạng xã hội/SNS – đặc điểm và xu hướng

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường máy ảnh/máy quay kĩ thuật số – đặc điểm và xu hướng

 

Theo Nikkei

bình luận

ページトップに戻る