Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành robot dịch vụ – đặc điểm và xu hướng

Tiếp tục chuỗi bài viết dành cho các bạn đang có nhu cầu tìm việc hoặc chuyển việc tại Nhật, hôm nay LocoBee sẽ gửi đến các bạn kiến thức cơ bản cũng như xu hướng và đặc điểm của ngành robot dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm:

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

Bí quyết đạt được điểm số cao trong kì thi JLPT mọi trình độ

Điểm khác nhau giữa xin việc và chuyển việc ở Nhật

 

Kiến thức cơ bản

Robot được sử dụng để ứng phó thảm họa, kiểm tra cơ sở hạ tầng, an toàn của các thiết bị, làm vệ sinh và ứng dụng trong y tế được gọi chung là robot dịch vụ. Nó cũng có thể bao gồm các phương tiện được hướng dẫn tự động sử dụng tại các địa điểm phân phối hàng hoá, các công cụ hỗ trợ để hỗ trợ chuyển động của con người, máy bay không người lái (drone), robot phẫu thuật…

Mua hàng bằng robot xe đẩy điều khiển bằng giọng nói

Nhu cầu về robot dịch vụ ngày càng tăng ở Nhật với mục đích đáp ứng tình trạng thiếu lao động và nâng cao năng suất. Nó được sử dụng rộng rãi cho mục đích công nghiệp.

 

Xu hướng gần đây

Robot ngày càng đóng vai trò tích cực tại nhiều ngành, lĩnh vực trong đời sống. Có thể kể đến thời gian gần đây là giao hàng bằng drone và hỗ trợ phẫu thuật. Robot cũng đã bước vào giai đoạn ứng dụng thực tế. Thị trường tại Nhật Bản cũng dự kiến ​​sẽ mở rộng đáng kể trong tương lai. Đây còn là điểm mấu chốt để các công ty công nghệ thông tin, nhà sản xuất điện và máy móc cùng các công ty khởi nghiệp đã và đang tận dụng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của mình.

Các sản phẩm như “Robophone” của Sharp là kết hợp từ robot kiểm tra cơ sở hạ tầng và điện thoại di động của Panasonic đã được cho ra mắt trên thị trường. Robot hỗ trợ phẫu thuật được phát triển bởi Medicaroid (thành phố Kobe), thuộc sở hữu 50/50 của 2 công ty là Kawasaki (thuộc ngành công nghiệp nặng) và Sysmex ra mắt tại thị trường Nhật Bản vào năm 2019.

Dịch vụ giao hàng phục vụ BBQ bằng drone

Drone cũng sẽ được ứng dụng ở các khu vực đặc biệt để bắt đầu các thực nghiệm giao hàng tận nhà. Tại Nhật Bản, để đối phó với sự cố hoặc tai nạn do rơi drone, các quy tắc đã được quy định bởi Luật Hàng không dân dụng sửa đổi có hiệu lực vào tháng 12/2015. Cùng với việc cải thiện hiệu suất, ngày càng có nhiều công ty đưa vào sử dụng drone với mục đích công nghiệp. Chúng được sử dụng để kiểm tra cơ sở hạ tầng và phun hóa chất nông nghiệp. Ngoài ra, ở Trung Quốc, những nỗ lực đang được thực hiện để sử dụng các drone để có thể vận chuyển hàng hoá trong mua sắm trực tuyến và dự định là sẽ phổ cập rộng rãi hình thức này.

Chúc các bạn trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để có thể tự tin trong quá trình tìm kiếm việc làm ở ngành robot dịch vụ nói riêng và các công việc ở Nhật nói chung.

 

Bài viết cùng chuyên đề:

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường đồ ăn nhanh

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành may mặc

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường công ty thương mại

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường thiết kế máy công cụ

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành điện thoại di động

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành đường sắt Nhật Bản

Làm việc tại Nhật Bản: Ngành công nghiệp ô tô – đặc điểm và xu thế

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường dịch vụ mạng xã hội/SNS – đặc điểm và xu hướng

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường máy ảnh/máy quay kĩ thuật số – đặc điểm và xu hướng

 

Theo Nikkei

bình luận

ページトップに戻る