Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành may mặc

Bạn đang có ý định đầu quân cho thị trường may mặc Nhật Bản?

Đây sẽ là bài viết dành cho bạn với những kiến thức cơ bản cũng như xu hướng trong thời gian gần đây cũng như trong tương lai. Nào cùng tìm hiểu nhé!

Có thể bạn quan tâm:

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

 

Kiến thức cơ bản

Trọng tâm của ngành là các nhà sản xuất thương hiệu với các kế hoạch phát triển đồ may mặc và các hệ thống từ sản xuất và bán lẻ – SPA tích hợp. Ngoài ra, ngành may mặc con được tạo thành từ các nhà sản xuất và công ty thương mại cung cấp nguyên liệu thô, sợi và dệt may.

 

Xu hướng gần đây

Ngành công nghiệp may mặc đã và đang tiếp nhận nhiều theo đối từ phương thức mua sắm, thanh toán của khách hàng do sự phổ biến của điện thoại thông minh. Nhìn chung có thể nhận định, trong khi các cửa hàng, trung tâm mua sắm tiếp tục gặp khó khăn thì thị trường mua sắm trực tuyến, hàng cũ, đăng ký thành viên… lại đang mở rộng. Cụ thể, với sự gia tăng của các hình thức như mua sắm trực tuyến làm cho phương thức bán hàng có thể sẽ thay đổi rất nhiều. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi lớn trên bản đồ thị trường của toàn ngành.

Khi mà người tiêu dùng Nhật có xu hướng không còn đến và mua tại các cửa hàng, trung tâm mua sắm thì các thị trường mới như thương mại điện tử (EC) hay đồ đã qua sử dụng lại đang được mở rộng. Thị trường bán đồ cũ đã cho thấy sự tăng trưởng vượt trội trong thời gian vừa qua. Việc các công ty may mặc lớn đầu tư vào các công ty kinh doanh đồ đã qua sử dụng cũng như bắt đầu hợp tác với các công ty này trong trao đổi dịch vụ sẽ là các bước đi được lan rộng trong thời gian tới.

 

Tuy nhiên, đại dịch toàn cầu COVID-19 cũng đã ảnh hưởng đến ngành may mặc. Có quan điểm cho rằng tiêu dùng trong lĩnh vực thời trang sẽ giảm khi nền kinh tế suy thoái.Những doanh nghiệp đi trước đón đầu sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và sử dụng hiệu quả các công nghệ như CNTT và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

Nếu như bạn đang tìm việc tại Nhật, nhất định đừng bỏ qua các thông tin này nhé! Chúc bạn tìm việc ở Nhật thành công!

 

Bài viết cùng chuyên mục:

Làm việc tại Nhật Bản: Ngành công nghiệp ô tô – đặc điểm và xu thế

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành điện thoại di động

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường công ty thương mại

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường thiết kế máy công cụ

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường đồ ăn nhanh

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành đường sắt Nhật Bản

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường dịch vụ mạng xã hội/SNS – đặc điểm và xu hướng

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường máy ảnh/máy quay kĩ thuật số – đặc điểm và xu hướng

 

Theo Nikkei

 

bình luận

ページトップに戻る