Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường đồ ăn nhanh

Tại bài viết ngày hôm nay, LocoBee sẽ tiếp tục giới thiệu tới các bạn về đặc điểm và xu thế phát triển của thị trường đồ ăn nhanh ở Nhật. Các doanh nghiệp của ngành này khá tích cực trong việc tuyển dụng nhân viên là người nước ngoài nên đây là lĩnh vực không thể bỏ qua nếu như bạn có mong muốn làm việc ở Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm:

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

Thực tập sinh có thể chuyển sang visa Kỹ năng đặc định trái ngành

 

Kiến thức cơ bản

Thị trường đồ ăn nhanh ở Nhật được chia thành đồ ăn kiểu phương Tây như hăm bơ gơ và đồ ăn kiểu Nhật như chuỗi các cửa hàng phục vụ cơm thịt bò – gyudon. Trong nước, số lượng cửa hàng lớn nhưng đang có dấu hiệu gia tăng chậm lại.

Ngành có sự cạnh tranh khốc liệt với các cơ sở cung cấp đồ ăn trưa như cửa hàng tiện lợi hay các cửa hàng bán bento (cơm hộp kiểu Nhật). Số tiền trung bình mà khách hàng bỏ ra cũng khá thấp so với các nhà hàng, quán ăn thuộc ngành dịch vụ ăn uống khác.

5 lựa chọn chuẩn nhất khi ăn Gyudon – cơm thịt bò của Nhật

3 ông lớn của chuỗi cửa hàng phục vụ thức ăn nhanh kiểu Nhật

  • ZENSHO (ゼンショーホールディングス)
  • YOSHINOYA (吉野家ホールディングス)
  • MATSUYA FOODS (松屋フーズホールディングス)

Một số công ty sở hữu các chuỗi cửa hàng phục vụ thức ăn nhanh kiểu phương Tây

  • McDonald (日本マクドナルドホールディングス)
  • MOS BURGER (モスフードサービス)
  • KFC (日本KFCホールディングス)
  • DUSK!N (ダスキン)
  • LOTTERIA (ロッテリア)
  • FRESHNESS BURGER (フレッシュネス)
  • SUBWAY (日本サブウェイ)

 

Xu hướng gần đây của ngành đồ ăn nhanh

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngành chịu nhiều hạn chế bởi các hoạt động kinh tế. Trong năm 2019, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald ở Nhật tiếp tục duy trì tăng trưởng với nhiều chiến dịch gia tăng khách hàng trung thành hay tu sửa lại diện mạo của các cửa hàng. 3 công ty phục vụ món chính là cơm thịt bò cũng có những động thái trong việc giữ giá cũng như cho ra đời các set ăn được làm từ các nguyên liệu theo mùa để có được những vị trí đầy cạnh tranh trong thị trường khốc liệt này…

Trong bối cảnh người dân hạn chế ra ngoài, các công ty tập trung vào việc cung cấp dịch vụ takeout (mua mang về) hay giao hàng tận nhà… tuy nhiên doanh thu vẫn còn hạn chế. Khi mà người Nhật quen với lối sống mới như làm việc tại nhà thì sự duy trì tăng trưởng sẽ trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp dịch vụ ăn uống truyền thống. Đây cũng chính là tiền đề xuất hiện của nhiều cách làm mới cũng như sự tăng tốc và nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp ngành thức ăn nhanh.

 

Bài viết cùng chuyên mục:

Làm việc tại Nhật Bản: Ngành công nghiệp ô tô – đặc điểm và xu thế

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành điện thoại di động

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường công ty thương mại

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường thiết kế máy công cụ

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành may mặc

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành đường sắt Nhật Bản

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường dịch vụ mạng xã hội/SNS – đặc điểm và xu hướng

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường máy ảnh/máy quay kĩ thuật số – đặc điểm và xu hướng

 

Theo Nikkei

bình luận

ページトップに戻る