Tìm hiểu về yêu quái ở Nhật

Mỗi nước hay mỗi nền văn hóa lại có rất nhiều loại yêu quái hay ma quỷ khác nhau, ở Nhật thì đặc biệt còn nhiều loại yêu quái khác lạ nữa, bởi vì người Nhật từ trước tới nay vẫn luôn yêu thích những câu chuyện kiểu này. Hãy cùng tìm hiểu về những yêu quái đặc biệt chỉ có ở Nhật nhé.

 

Tuyết n/Cô gái tuyết (雪女/Yuki onna)

Nhắc tới yêu quái Nhật Bản thì hẳn không thể bỏ qua Tuyết nữ. Được nhắc tới lần đầu tiên trong một số ghi chép vào cuối thời Thất Đinh (Marumachi jidai, 1336-1573) và kể từ đó truyền thuyết về Tuyết nữ bắt đầu được dân gian đón nhận. [Đọc tiếp]

 

Cô gái c dài (ろくろ/Rokurokubi)

Trong các câu chuyện rakugo cổ điển có lưu lại một câu chuyện độc nhất vô nhị kể về Rokurokubi – cô gái cổ dài. Tuy nhiên ngày nay bạn có thể bắt gặp Rokurokubi khi xem truyện tranh hoặc phim hoạt hình về yêu quái. Thường xuyên xuất hiện trong các câu chuyện hay tản văn về yêu ma quỷ quái, Rokurokubi dần trở thành một trong những yêu quái nổi tiếng ở Nhật. [Đọc tiếp]

 

Cu vĩ h (九尾の/kyubi no kitsune)

Cửu vĩ hồ vốn là linh thú trong truyện thần thoại Trung Quốc, mang hình dáng một con cáo với 9 cái đuôi. Trong thần thoại Trung Quốc có lưu lại một câu chuyện kể về một người phụ nữ vô cùng độc ác tên gọi là Đát Kỷ. Tương truyền rằng nguyên thân của Đát Kỷ vốn là một con hồ ly chín đuôi. Tuy vậy trong truyền thuyết Nhật Bản thì hiện thân của yêu quái hồ ly này lại được gán cho một mỹ nữ phục vụ Thiên Hoàng dưới thời Heian. [Đọc tiếp]

 

Hóa miêu – Mèo ma (化け/bakeneko)

Trong truyền thuyết về yêu quái ở Nhật Bản thì có rất nhiều loại yêu quái là do động vật biến thành hình dạng con người để đi lừa. Trong đó có yêu quái tên là Hóa miêu do mèo biến thành. [Đọc tiếp]

 

Hi tr trì/Nhà sư tr trì dưới bin (海坊主/Umibozu)

Quái vật biển Hải trụ trì là một loài yêu quái sống ở biển còn được gọi là Umihoshi (海法師) hoặc là Uminyudo (海入道), đều có nghĩa là pháp sư hoặc người tu hành dưới biển. [Đọc tiếp]

 

Hà Đng (河童/Kappa)

Kappa hay Umibozu đều có điểm tương đồng là truyền thuyết được thêu dệt từ các hiện tượng có thực nên sự tồn tại của chúng vừa thực vừa hư. Do đó từ xưa tới nay, 2 loại yêu quái này không chỉ tồn tại trong truyền thuyết kể lại mà còn có rất nhiều người thuật lại rằng đã từng gặp chúng. [Đọc tiếp]

 

Ma đèn lng (提灯/chochin obake)

Ma đèn lồng bắt đầu xuất hiện từ sau thời Edo (1603 – 1868) là một chiếc đèn lồng mang mặt người. Không chỉ xuất hiện trong các sách tranh cho trẻ con hay đồ chơi, loại yêu quái này còn hay được vẽ trong tranh truyền thống ukiyo-e (浮世絵) nữa. [Đọc tiếp]

 

Ma dù (からかさ小僧/kasakasa kozo)

Ma dù hay còn gọi là Ma dù một chân giống như hình vẽ ở trên là một loại yêu quái biến hóa từ cây dù. Tương tự với ma đèn lồng, các sự tích về ma dù cũng bắt đầu được lưu truyền từ thời Edo, cũng có nguồn gốc là đồ chơi cho trẻ em hoặc là các món đồ từ trong các ngôi nhà bị ma ám. [Đọc tiếp]

 

Yêu quái đu to (ぬらりひょん/Nurarihyon)

Nurarihyon là tên gọi của yêu quái với chiếc đầu đặc biệt. Vẻ ngoài của yêu quái này là một ông lão và đã xuất hiện từ rất lâu bởi tên của “ông” đã có trong từ điển quốc ngữ thời Edo.  [Đọc tiếp]

 

Miêu nương (猫娘/nekomusume)

Miêu nương là thiếu nữ có khuôn mặt mèo hay yêu quái mang khuôn mặt giống với con mèo. Nó đã xuất hiện với tư cách là yêu quái trong cuốn sách cổ từ thời Edo – Ehonsayoshigure.  [Đọc tiếp]

 

Tiu tăng mt mt (目小僧/Hitotsume Kozo)

Đúng như tên gọi của mình, yêu quái mang hình dạng trẻ em này có đầu trọc lốc và chỉ có một mắt chính giữa khuôn mặt. [Đọc tiếp]

 

 

N yêu mm rng (口裂/Kuchisake Onna)

Nữ yêu mồm rộng không phải là yêu quái cổ xưa mà xuất hiện tự nhiên trong dân chúng trong thời kì cận đại. Năm 1979 nó đã trở thành một vấn đề xã hội có sức ảnh hưởng tại Nhật Bản. [Đọc tiếp]

Tengu là thần hay là yêu quái?

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

MTWアキ (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る