Những phong tục tập quán hàng ngày của người Nhật mà bạn nên biết

10 điều bạn nên biết trước khi sống ở Nhật Bản

Phép xã giao đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và cũng là là nét độc đáo của văn hóa Nhật Bản. Sẽ rất thú vị khi tìm hiểu chúng và nhất định sẽ có một ngày những hiểu biết này giúp ích cho bạn rất nhiều. Trong bài viết kì này, LocoBee sẽ giới thiệu và giải thích một số phong tục tập quán hàng ngày hữu ích và những lời khuyên dành cho những ai đã, đang và sẽ sống ở Nhật Bản.

 

1. Đi phía bên trái

taxi ở Nhật

Một điều kì lạ về Nhật Bản là giao thông “bên trái” giống như ở Anh. Như một phần ảnh hưởng tự nhiên của điều này, người đi bộ cũng đi bên trái (ngoại trừ thang cuốn). Khi nào bạn thấy có người đi ngược chiều, hãy đi sang bên trái. Nếu bạn đến từ quốc gia mà giao thông là “bên phải”, chắc chắn sẽ mất thời gian ngắn để làm quen với điều này. Tuân thủ quy tắc giao thông đi bên trái sẽ giúp lưu lượng người đi bộ đông đúc di chuyển thuận lợi ở khu vực các thành phố lớn.

Luật lệ và văn hoá giao thông ở Nhật Bản

 

2. Đeo khẩu trang

Biện pháp đeo khẩu trang phòng corona trong mùa hè ở Nhật

Rất nhiều quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ đã bỏ quy định đeo khẩu trang công cộng trong những tháng gần đây. Nếu bạn đến từ một trong những quốc gia đó, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy rằng 95% người dân ở Nhật Bản vẫn đeo khẩu trang. Điều thú vị là Nhật Bản chưa bao giờ có quy định về chuyện đeo khẩu trang. Đó chỉ là khuyến nghị của chính phủ. Mặc dù vậy, tỉ lệ tuân thủ vượt xa hầu hết các nước phương Tây. Mọi người vẫn đeo khẩu trang khi đến khu vực công cộng, đặc biệt là ở những nơi đông người. Ở trong nhà hay văn phòng, 99% mọi người đều đeo khẩu trang. Nếu bạn muốn hòa nhập nhanh thì đừng quên khẩu trang nhé!

Cách chăm sóc da và trang điểm khi đeo khẩu trang của 3 nữ sinh viên Nhật chuyên ngành tiếng Việt

 

3. Đặt chỗ trước

đi ăn ở ngoài tại Nhật

Một mẹo hữu ích cho cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản là luôn đặt chỗ trước ở nhà hàng, dịch vụ nếu có thể. Ở Mỹ, tỉ lệ bàn trống còn nhiều dù bạn đến thẳng nhà hàng mà không đặt trước. Ngược lại tại Nhật Bản rất khó có bàn trống ở các nhà hàng tốt vào giờ cao điểm. Điều này không chỉ diễn ra vào các ngày cuối tuần mà còn vào giờ cao điểm của các ngày trong tuần nữa. Đừng mạo hiểm, nếu không bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu đấy. Nếu có thể, hãy luôn đặt chỗ trước.

Điểm cần lưu ý khi đặt chỗ nhà hàng ở Nhật Bản

 

4. Thang cuốn

thang cuốn

Cũng giống như việc người đi bộ đi bên trái đường, mọi người cũng đứng bên trái thang cuốn để nhường đường cho những người đang vội, muốn vượt lên phía trước ở bên phải thang. Điểm thú vị là nó áp dụng ở vùng Kanto nhưng không lại không đúng ở vùng Kansai. Tại Kansai, mọi người làm điều ngược lại: bạn sẽ đứng về phía bên phải thang nếu muốn nhường đường cho người khác. Kansai và Kanto là 2 khu vực chung của Honshu – đảo chính của Nhật Bản. Kanto là khu vực đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh nhất, bao gồm cả Tokyo và Yokohama. Kansai bao gồm Kyoto và Osaka. Thói quen đi thang cuốn chỉ là một trong những điểm khác biệt giữa 2 khu vực này.

Sự khác biệt giữa Osaka và Tokyo

 

5. Khi nào thì cởi giày

người Nhật có văn hoá cởi giày

Có lẽ bạn đã biết, ở Nhật Bản có phong tục cởi giày trước khi vào nhà ai đó. Có thể bạn không biết đây không chỉ là quy tắc trong nhà mà còn áp dụng trong một số tình huống khác. Một số cơ sở như nhà hàng có dép đi trong nhà vệ sinh đặc biệt. Các phòng tập thể dục có thể yêu cầu bạn chuyển sang giày tập thể dục trong nhà trước khi vào. Bạn cũng nên đi giày trước khi bước vào không gian vui chơi của trẻ em hoặc bất kỳ nơi nào mà mọi người có thể ngồi trên sàn. Nếu bạn không biết khi nào cần bỏ giày, hãy nhìn hành động của người khác và làm theo, hoặc là đơn giản khi nghi ngờ hãy tháo giày ra.

Tại sao người Nhật có văn hoá cởi giày

 

6. Mẹo ăn uống

Ở Nhật Bản, ăn uống khi đang di chuyển là một thói quen không thường gặp. Nó đã ăn sâu vào các phép xã giao đến mức bạn thậm chí sẽ không nhìn thấy trẻ em vừa ăn vừa đi bộ. Thường có một khu vực ngồi hoặc đứng ở phía trước cửa hàng, nơi bạn có thể đứng và ăn trước khi tiếp tục lên đường.

Nguyên tắc ăn uống trong văn hoá Nhật Bản

 

7. Đúng giờ

đồng hồ hàng hiệu

Bạn đã bao giờ nhận thấy thời gian được quan niệm khác nhau giữa các nền văn hóa chưa? Ở một số quốc gia trễ 5 phút có thể đồng nghĩa với việc đúng giờ, nhưng ở một quốc gia khác, đặc biệt là ở Nhật, quy tắc đúng giờ được mọi người vô cùng coi trọng. Nếu bạn đã từng sống ở Nhật, bạn có thể bị ấn tượng bởi mọi người tuân thủ việc đúng giờ như thế nào. Việc quản lý thời gian hợp lý, tuân thủ giờ giấc sẽ giúp cho cuộc sống của bạn ở Nhật dễ dàng hơn.

[Văn hoá công sở] Đúng giờ – con đường hiệu quả nhất trong việc gây dựng lòng tin

 

8. Làm như cha mẹ đã dạy

Hầu hết trẻ em trong quá trình lớn lên đều nghe những câu từ cha mẹ như “ăn hết đồ ăn” và “hãy dọn dẹp sau khi ăn”. Tuy nhiên, khi trưởng thành, nhiều người trong chúng ta quên điều này.

Ở Nhật Bản thì sao? Tại các nhà hàng, bạn sẽ nhận thấy rằng hầu hết khách hàng lau sạch vết bẩn và nước nhỏ giọt rồi đặt mọi thứ gọn gàng vào đĩa của họ để người phục vụ mang đi. Nếu đồ ăn còn dư có thể yêu cầu nhân viên cung cấp hộp để đựng thức ăn mang về. Ở Nhật Bản, chỉ cần nhớ những quy tắc vàng từ thời thơ ấu: tránh lãng phí thức ăn và mang thức ăn còn dư về.

14 cách tiết kiệm tiền cho người nước ngoài sống tại Nhật Bản

 

9. Tiền mặt vẫn được dùng chủ yếu

tiền Nhật Bản

Mặc dù Nhật Bản đã có các hình thức thanh toán điện tử bao gồm Suica và PayPay nhưng tiền mặt vẫn được dùng chủ yếu. Mặc dù, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn cầm tiền mặt. Luôn giữ tiền mặt trong người là một điều lưu ý quan trọng khi sống (hoặc đến thăm) Nhật Bản.

 

10. Đi bộ như người địa phương

giao thông

Mặc dù xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến ở Nhật Bản nhưng nhiều con đường không có làn đường dành riêng cho xe đạp. Ngay cả khi có làn đường riêng thì đôi khi làn đường đó lại bị chặn bởi bãi đỗ xe dành cho ô tô và taxi. Vì vậy, sau đây là một số mẹo dành cho người đi bộ để an toàn hơn – đặc biệt là trong thành phố.

  • Đi bộ sang một bên, không đi giữa đường
  • Tránh đột ngột chuyển hướng và nhìn trước nhìn sau trước khi đi
  • Quan sát kĩ khi bước ra từ cửa hàng
  • Đi bộ vào phần phía trong của vạch vàng trên vỉa hè. Tất nhiên, vạch vàng này được tạo ra để ngăn cách làn đường dành riêng cho người khiếm thị. Tuy nhiên, đây cũng là 1 mẹo để bạn có thể đi bộ an toàn hơn

Hành trình đi bộ khám phá vẻ đẹp hoang sơ tại Kamikochi tỉnh Nagano

Nếu bạn đang tìm hiểu về Nhật Bản, hãy để LocoBee giúp bạn có những thông tin hữu ích bằng những bài viết thú vị về cuộc sống tại Nhật Bản nhé.

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る