50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 5)

パワーハラスメント (Pawa harasumento) có thể được dịch là quấy rối quyền lực, chỉ hành động bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc, gây tổn hại về tinh thân, thể chất. Từ này được viết tắt là パワハラ.

Có những hành vi được thực hiện một cách có ý thức và có cả hành vi vô thức mà mắc phải. Đây thường chỉ các hành vi dựa vào quyền lực mà chèn ép nên sẽ là cấp trên đối với cấp dưới. Tuy nhiên cũng có 逆パワハラ (逆パワーハラスメント) – Gyaku Pawa hara tức là cấp dưới có các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần của cấp trên.

Cùng xem các hành vi được xem là bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc qua các bài viết của LocoBee ở chuỗi bài viết về Pawa hara này nhé!

10 công việc được trả lương cao nhất ở Nhật Bản

 

Liên quan đến các hành động mang tính ép buộc 

Hành động mang tính ép buộc cũng có thể được xem là hành vi bắt nạt – chèn ép nhân viên. Cùng xem đó là những tình huống như thế nào nhé!

 

#1. Ép uống rượu

“Bị ép uống rượu” có thể coi là tương ứng với một hành vi quấy rối quyền lực – sử dụng quyền lực để bắt ép nhân viên cấp dưới. Chắc chắn, trong xã hội Nhật Bản có rất nhiều công ty và bộ phận có văn hoá tổ chức các buổi tiệc chào mừng nhân viên mới. Tại các buổi tiệc đó, cấp dưới hay các nhân viên mới bị ép phải uống rượu nếu không sẽ bị coi là không tôn trọng cấp trên, người mời rượu hoặc không nhiệt tình.

Điều này gây áp lực cho người không uống được nhiều hoặc đặc biệt là người không biết uống rượu hay các đồ uống có cồn khác.

 

#2. Ép đi chơi, đi nhậu sau giờ làm việc

Nhiều người cho rằng việc đi uống, giao lưu với người trong công ty trong đó có cấp trên, tiền bối là việc nên làm vì sẽ cải thiện mối quan hệ giữa mọi người, tiền để để có thể làm việc một cách suôn sẻ.

Tuy nhiên, việc lôi kéo, ép buộc người không thích đi nhậu sau giờ làm có thể bị xem là hành vi bắt nạt, chèn ép. Tệ hơn nữa, nếu người nhân viên đó không đi sẽ bị mọi người, cấp trên nghĩ xấu, ghét bỏ, cô lập thì càng làm cho tinh thân của người nhân viên này bị ảnh hưởng. Nếu bên kia là người khác giới thì có thể nói vừa là quấy rối quyền lực vừa là quấy rối tình dục.

 

#3. Dù hôm sau đó có công việc nhưng vẫn ép đi uống cùng tới sáng

Đây là hành vi thường gặp ở tiền bối hoặc cấp trên có ranh giới mơ hồ giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Một số người bắt cùng uống với mình, một số người khác thì thao thao bất tuyệt với việc giảng đạo lý với cấp dưới cả đêm.

Tuy nhiên, cấp dưới có quyền tự do sử dụng thời gian riêng tư của họ. Nếu bạn đi quá xa, nó sẽ là sự quấy rối quyền lực, vì vậy hãy cẩn thận.

 

#4. Ép phải tham gia vào các bữa tiệc uống rượu mang tính tự nguyện

Có những quy tắc ngầm trong môi trường làm việc và Nhật Bản cũng vậy. Thông thường, các bữa tiệc, giao lưu dù được nói là mang tính tự nguyện nhưng về cơ bản lại là bắt buộc.

Dù khó vạch ra ranh giới nhưng việc ép cấp dưới bằng quyền của sếp vẫn là hành vi nhũng nhiễu quyền lực. Dù là cấp trên nhưng việc tôn trọng ý kiến ​​của cấp dưới cũng như không tạo cho họ những áp lực tâm lý là điều nên làm.

 

#5. Sai làm công việc lặt vặt

Rõ ràng, không ai vào công ty để làm công việc vặt hay việc cá nhân cho cấp trên hay đàn anh, tiền bối. Việc làm này làm cho cấp dưới ảnh hưởng về tinh thần, không hiểu được giá trị bản thân cũng như vị trí của mình trong công ty.

Mong rằng bạn không phải gặp những tình huống như thế này khi làm việc ở Nhật.

Bài viết cùng chuyên mục: 

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 1)

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 2)

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 3)

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 4)

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る