50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 4)

パワーハラスメント (Pawa harasumento) có thể được dịch là quấy rối quyền lực, chỉ hành động bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc, gây tổn hại về tinh thân, thể chất. Từ này được viết tắt là パワハラ.

Có những hành vi được thực hiện một cách có ý thức và có cả hành vi vô thức mà mắc phải. Đây thường chỉ các hành vi dựa vào quyền lực mà chèn ép nên sẽ là cấp trên đối với cấp dưới. Tuy nhiên cũng có 逆パワハラ (逆パワーハラスメント) – Gyaku Pawa hara tức là cấp dưới có các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần của cấp trên.

Cùng xem các hành vi được xem là bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc qua các bài viết của LocoBee ở chuỗi bài viết về Pawa hara này nhé!

Làm việc tại Nhật: Ưu điểm và nhược điểm của nhân viên chính thức (kì 1)

Làm việc tại Nhật: Ưu điểm và nhược điểm của nhân viên chính thức (kì 2)

 

Liên quan đến việc bạo lực

Bạo lực không phải là công cụ để giáo dục nhân viên. Thế nhưng vẫn có những trường hợp cấp trên lạm dụng quyền lực của mình để thực hiện các hành vi bạo lực. Đó là những hành vi nào?

 

#1. Đập đồ đạc

Đập bàn ghế, đồ đạc, đá vào thùng rác, xé tài liệu mà nhân viên nộp lên… là các hành động liên quan đến bạo lực nơi công sở. Nó có thể ảnh hưởng đến bầu không khí của công ty cũng như tinh thần của nhân viên.

 

#2. Lớn tiếng đe doạ đối phương

Ngay cả khi không cố ý nhưng lời nói lớn tiếng, quát tháo cũng là hành vi bát nạt, chèn ép nơi làm việc.

 

#3. Ném tàn thuốc về phía nhân viên

Đây không chỉ vi phạm văn hoá nơi làm việc mà còn mang tính hình sự, có thể gây ra những tai nạn không đáng có, ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của nhân viên.

 

#4. Các hành vi như đánh vào đầu, đá, xô đẩy

Chắc chắn đây là những hành vi bạo lực cần được lên án. Nhân viên có thể kiện để bảo vệ quyền lợi cũng như sự an toàn của bản thân.

 

Liên quan đến việc dùng quyền lực để cô lập đối phương

Là các hành vi liên quan cố tình phủ nhận sự tồn tại của cấp dưới.
Nó gây ra sự đau khổ về tinh thần cho cấp dưới bằng cách khiến họ phá vỡ các mối quan hệ trong công ty.

#5. La hét trước mặt các nhân viên khác

Việc quát mắng cấp dưới lớn tiếng được cho là hành vi quấy rối quyền lực.

 

#6. Từ chối các trao đổi, ý kiến một cách hà khắc

Là hành động không lắng nghe đối phương, phủ nhận mọi ý kiến của họ.

 

#7. Cố tình cô lập

Thật không may, cũng có những vị sếp sử dụng vị trí sếp của họ để cố tình cô lập cấp dưới mà họ không thích.

 

#8. Không mời người mà cấp trên không thích tới các buổi tiệc, nhậu

Đối với các bữa tiệc uống rượu do công ty chính thức tổ chức, chẳng hạn như tiệc cuối năm, tiệc chào mừng và chia tay, việc nói rằng chỉ những nhân viên cụ thể không được mời đi là hành vi quấy rối quyền lực.

 

#9. Lan truyền tin đồn không hay

Những cấp dưới là nạn nhân của những tin đồn sẽ phải chịu đựng sự đau khổ về tinh thần và trong một số trường hợp, có thể gây trở ngại cho công việc của họ.

 

#10. Coi như không nhận được cuộc gọi hay email 

Việc bỏ qua, làm lơ các cuộc gọi điện thoại, email, LINE, SNS nội bộ, v.v. sẽ hầu như là hành vi quấy rối quyền lực vì nó làm cho nhân viên cảm thấy cô lập.

Mong rằng bạn không phải gặp những tình huống như thế này khi làm việc ở Nhật. Hẹn gặp lại bạn ở kì tiếp theo.

Bài viết cùng chuyên mục: 

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 1)

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 2)

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 3)

 

Tổng hợp LOCOBEE

 

bình luận

ページトップに戻る