50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 2)

パワーハラスメント (Pawa harasumento) có thể được dịch là quấy rối quyền lực, chỉ hành động bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc, gây tổn hại về tinh thân, thể chất. Từ này được viết tắt là パワハラ.

Có những hành vi được thực hiện một cách có ý thức và có cả hành vi vô thức mà mắc phải. Đây thường chỉ các hành vi dựa vào quyền lực mà chèn ép nên sẽ là cấp trên đối với cấp dưới. Tuy nhiên cũng có 逆パワハラ (逆パワーハラスメント) – Gyaku Pawa hara tức là cấp dưới có các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần của cấp trên.

Cùng xem các hành vi được xem là bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc qua các bài viết của LocoBee ở chuỗi bài viết về Pawa hara này nhé!

Kinh nghiệm gia hạn visa Kỹ thuật – tri thức nhân văn – nghiệp vụ quốc tế

 

Liên quan đến thái độ (tiếp)

#1. Không cho nghỉ ốm

Bệnh tật và thương tích xảy ra với tất cả mọi người. Nếu không thừa nhận nghỉ bệnh sẽ ngày càng nặng và gây hậu quả nghiêm trọng. Có thể nói không phải là nói quá mà là nhũng nhiễu quyền lực gây nguy hiểm đến tính mạng cho cấp dưới. Ngoài ra, nếu bắt một nhân viên bị cúm hoặc bệnh truyền nhiễm đi làm sẽ có thể làm ảnh hướng đến sức khỏe của các nhân viên khác.

 

#2. Trốn tránh trách nhiệm

“Tôi không nhớ đã nói điều đó” hoặc “Tôi đã đưa ra chỉ thị, nhưng tôi được yêu cầu phải xem xét tình hình.”… là những câu nói của một ông sếp bắt nạt, chèn ép nhân viên vì họ đang trốn tránh trách nhiệm của mình.

 

#3. Trách móc mang tính một chiều

Khi nhân viên cấp dưới mắc lỗi, người sếp tồi không xem xét lại tình huống, quá trình đi đến sai lầm đó mà chỉ biết trách móc, đổ lỗi cho người nhân viên đó.

 

#4. Dù chỉ là một lỗi nhỏ nhưng 5 lần 7 lượt bắt viết Bản kiểm điểm

Bản kiểm điểm (反省文/Hanseibun) là một biên bản mà nhân viên cần viết để báo cáo cũng như nhìn lại bản thân về một lỗi lầm đã gây ra. Sẽ không có gì để nói nếu như lỗi mà người nhân viên gây ra là cần phải viết bản kiểm điểm. Thế nhưng, một cấp trên bắt nạt, chèn ép sẽ bắt cấp dưới của mình viết bản kiểm điểm dù điều đó là không cần thiết. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần cũng như ý chí làm việc rất nhiều vì thường ở Nhật theo một số công ty, bản kiểm điểm có thể cản trở quá trình thăng tiến, tăng lương, nhận thưởng…. của một người lao động.

 

Liên quan đến việc bắt nạt, chèn ép về công việc 

#5. Giám sát quá mức

Vai trò của sếp là liên tục giám sát công việc của cấp dưới, và một số sếp hiểu sai điều này. Tất nhiên, một số quản lý là bắt buộc. Nhưng nếu cấp trên đi quá xa, nó gần như rình rập, xâm phạm quyền cá nhân của nhân viên.

 

#6. Không cung cấp thông tin hay kiến thức cần thiết cho công việc

Để giúp nhân viên tránh được sai lầm trước khi giao việc cần phải cung cấp cho họ những kiến thức hay thông tin tối thiểu, cần thiết để họ có thể an tâm thực hiện. Tuy nhiên, người cấp trên hay bắt nạt, chèn ép nhân viên không làm điều này.

 

#7. Không thực hiện hoặc phân bổ những hỗ trợ cần thiết cho nhân viên

Có một số công việc có mức độ hay khối lượng không thể làm một mình. Dù là người hiểu rất rõ điều đó, nhưng một cấp trên pawahara sẽ kệ người nhân viên, ép họ phải làm một mình mà không hề cho họ bất kì một sự hỗ trợ nào.

 

#8. Khiển trách trong suốt mấy giờ đồng hồ

Hành vi khiển trách đôi khi ở mức độ nặng hơn là quát tháo, la mắng, sỉ vả cấp dưới trong thời gian gian cũng được xem là bắt nạt, chèn ép nơi công sở. Điều này gây ra ảnh hưởng về sức khoẻ cũng như tâm lý rất nặng nề cho nhân viên.

 

#9. Luân chuyển công việc không căn cứ trên mong muốn hay năng lực, kinh nghiệm

Mặc dù nhân viên có nghĩa vụ tuân thủ các điều chuyển của công ty. Thế nhưng những luân chuyển mang tính vô lý cũng như phớt lờ mọi nguyện vọng hay không xem xét năng lực, kinh nghiệm của nhân viên sẽ gây ra áp lực, mất mong muốn phấn đấu của người nhân viên đó.

 

#10. Đánh giá thấp những nỗ lực của nhân viên

“Làm công việc kiểu này là điều đương nhiên” và “Khi tôi bằng tuổi cậu,…” là những lời phát ngôn của người cấp trên có xu hướng đánh giá thấp công sức, nỗ lực của cấp dưới.

Mong rằng bạn không phải gặp những tình huống như thế này khi làm việc ở Nhật. Hẹn gặp lại bạn ở kì tiếp theo.

Bài viết cùng chuyên mục: 

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 1)

Có thể bạn quan tâm: 

Thu nhập trung bình theo năm ở độ tuổi 40 của người làm việc tại Nhật Bản

Làm việc ở Nhật: Thời gian thử việc và thời gian đào tạo

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る