50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 3)

パワーハラスメント (Pawa harasumento) có thể được dịch là quấy rối quyền lực, chỉ hành động bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc, gây tổn hại về tinh thân, thể chất. Từ này được viết tắt là パワハラ.

Có những hành vi được thực hiện một cách có ý thức và có cả hành vi vô thức mà mắc phải. Đây thường chỉ các hành vi dựa vào quyền lực mà chèn ép nên sẽ là cấp trên đối với cấp dưới. Tuy nhiên cũng có 逆パワハラ (逆パワーハラスメント) – Gyaku Pawa hara tức là cấp dưới có các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần của cấp trên.

Cùng xem các hành vi được xem là bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc qua các bài viết của LocoBee ở chuỗi bài viết về Pawa hara này nhé!

 

Liên quan đến việc bắt nạt, chèn ép về công việc (tiếp)

#1. Giao quá ít công việc

Việc người cấp trên giao quá ít việc cho nhân viên có thể là mang hàm ý rằng người nhân viên đó thừa thải, nên sớm nghỉ việc thì tốt hơn. Nó vô hình chung làm tổn thương đến tâm lý của cấp dưới.

 

#2. Tước bỏ hoặc cách chức một cách bất hợp lý

Cấp trên lạm dụng quyền hạn của mình để tước bỏ hoặc hạ cấp quyền của cấp dưới cũng là hành vi quấy rối quyền lực. Đặc biệt, pháp luật quy định không được giáng chức vì những lý do khác ngoài quy chế làm việc.

 

#3. Đe dọa sẽ bị phạt tài chính khi mắc sai lầm trong công việc

Trên thực tế, rất khó để một công ty có thể phạt tài chính cho nhân viên của mình. Không thể quy hết trách nhiệm về sai sót cho cấp dưới trừ khi có hợp đồng cụ thể. Yêu cầu phạt tài chính không chỉ là hành vi quấy rối quyền lực mà thậm chí nó có thể là một vụ án hình sự như tống tiền hoặc đe dọa.

 

Liên quan đến việc bắt nạt, chèn ép về lời nói

Đây là một trường hợp quấy rối với những nhận xét xúc phạm ảnh hưởng đến tinh thần, sĩ diện của người nghe.

 

#4. “Cậu thật vô dụng”

Những từ phủ nhận sự tồn tại của một người nhân viên là những lời lăng mạ như “bạn là đồ vô dụng” và “không thể sử dụng được”. Cho dù đó là sự thật hay không, nó được coi là hành vi bắt nạt, chèn ép bởi vì nó không cải thiện hoạt động kinh doanh hay năng lực của cấp dưới mà chỉ làm tổn thương tinh thần của họ.

 

#5. “Kẻ trộm tiền lương”

給料泥棒 (kyoruo dorobo) có nghĩa là “kẻ trộm tiền lương” tức là chỉ một người nào đó không làm được gì có ích nhưng vẫn nhận lương như bình thường. Với tư cách là một người đi làm nếu bị cấp trên nói như vậy là một lời nói mang tính xúc phạm nghiêm trọng.

 

#6. “Sự tồn tại của cậu thật là vướng mắt, chỉ thấy tôi đã khó chịu”

Những phát ngôn như thế này vi phạm cả phạm trù đạo đức. Đó là một nhận xét ích kỷ và ấu trĩ không phù hợp với lời nói của người cấp trên hay bất kì ai.

 

#7. “Thật đúng là tốn tiền xăng xe”

Câu nói khi nhận được hoá đơn tiền đi lại của nhân viên và nó cũng giống như lời chỉ trích “vô dụng” hoặc “kẻ trộm tiền lương”…. Đây cũng là hành vi quấy rối quyền lực bằng những lời lẽ phủ nhận sự tồn tại của bên kia.

 

#8. “Có gàu dính trên vai của cậu kìa”

Nếu là nhắc nhở nhẹ nhàng để tác phong, hình ảnh của nhân viên trở nên đẹp hơn thì hoàn toàn không phải là một hành vi bắt nạt, chèn ép. Tuy nhiên, tuỳ người cũng có người dễ bị gàu, dễ ra mồ hôi, nhiều lông tay… Người cấp trên khi biết điều đó, không nhắc một cách tế nhị mà lấy đó ra làm lời nói rè bĩu, làm xấu mặt nhân viên thì được coi là hành vi bắt nạt, chèn ép.

 

#9. “Nếu bạn không có động lực, cậu nên nghỉ việc đi”

Đây không phải là một câu nói mang tính góp ý mà là lời đe doạ mang tính cảm tính và chủ quan. Nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần và sĩ diện của người nhân viên.

 

#10. Lạm dụng như “chết” hoặc “giết”

Thật không may là vẫn luôn tồn tại những người cấp trên nóng tính. Dù có chuyện gì xảy ra thì việc sử dụng một cách thái quá các động từ như “chết” và “giết” là phát ngôn mang tính bắt nạt, chèn ép nhân viên.

Mong rằng bạn không phải gặp những tình huống như thế này khi làm việc ở Nhật. Hẹn gặp lại bạn ở kì tiếp theo.

Bài viết cùng chuyên mục: 

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 1)

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì 2)

Có thể bạn quan tâm: 

Thu nhập trung bình theo năm ở độ tuổi 40 của người làm việc tại Nhật Bản

Làm việc tại Nhật: Ưu điểm và nhược điểm của nhân viên chính thức (kì 1)

 

Tổng hợp LOCOBEE

 

bình luận

ページトップに戻る