Du học sinh đến Nhật Bản giảm 6,9%

Theo điều tra của Cơ quan quản lí xuất nhập cảnh, số lượng du học sinh mới đến Nhật Bản trong nửa đầu năm 2019 (từ tháng 1 đến tháng 6) đã giảm 6,9% so với cùng kì năm ngoái. Đây là lần đầu tiên con số này giảm so với cùng kì năm trước. Nếu con số này vẫn giảm trong năm tài chính thì sẽ là lần đầu tiên sau 8 năm số lượng du học sinh giảm kể từ năm 2011 khi có trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản.

 

Tháng 3 năm nay Nhật Bản phát hiện vụ việc chấn động khi không tìm thấy tung tích của rất nhiều du học sinh tại Đại học Phúc lợi Tokyo. Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã đưa ra chính sách không cho các trường đại học có sự quản lí du học sinh chưa tốt được tiếp tục tuyển sinh. Các chuyên gia chỉ ra rằng trong giai đoạn cấp tư cách lưu trú việc thẩm tra học sinh có mục đích du học để kiếm tiền đang ngày càng nghiêm ngặt hơn.

 

Theo khảo sát công bố vào tháng 10 của Cơ quan xuất nhập cảnh Nhật Bản, số lượng du học sinh mới trong nửa đầu năm 2019 là 61.520 người, giảm 4.553 người so với cùng kì năm ngoái. Năm 2011 do ảnh hưởng của trận động đất lớn mà số người tới Nhật chỉ còn 49.936 người nhưng kể từ đó luôn tăng mạnh, nhất là năm 2018 với 124.269 người. Cơ quan này cũng chưa phân tích lí do vì sao có sự sụt giảm số lượng du học sinh mới như trên. Các bên tiếp nhận du học sinh thì có ý kiến rằng đó là do số lượng du học sinh người ngoài (trừ Trung Quốc) có xu hướng giảm.

Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật Bản bao gồm 260 trường tiếng Nhật trên toàn quốc đã thực hiện khảo sát số lượng du học sinh theo từng quý. Theo tài liệu không công khai của Hiệp hội thì tháng 4 là thời điểm có số lượng du học sinh mới nhiều nhất, trong đó có 6.500 du học sinh Trung Quốc nhận đợc tư cách lưu trú. So với năm trước thì số lượng du học sinh mới đã tăng 200 người, tỉ lệ đỗ tư cách lưu trú tăng 6 điểm ở mức 97%.

Sau Trung Quốc, Việt Nam là nước có số lượng du học sinh được cấp tư cách lưu trú nhiều nhất với 5.000 người, tỉ lệ đỗ giảm 5 điểm ở mức 81%. Các nước khác có tỉ lệ đỗ thấp hơn như Nepal giảm 17 điểm ở mức 35%, Srilanka giảm 11 điểm ở mức 34%.

 

Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản thực hiện điều tra với các trường đại học và trường dạy nghề cũng cho kết quả tương tự. Có nhiều người nói rằng họ không nhận được tư cách lưu trú là vì kết quả điều tra tài sản. Cơ quan quản lí xuất nhập cảnh thường xem xét xem du học sinh và gia đình họ có đủ khả năng để chi trả chi phí sinh hoạt ở Nhật hay không. Trong những năm gần đây trẻ em Trung Quốc thuộc tầng lớp có điều kiện đã tăng lên nên việc vượt qua xét duyệt đơn giản hơn. Ngược lại các quốc gia đang phát triển tại châu Á có hiện tượng giả mạo giấy tờ chứng minh số dư tài khoản để đến Nhật Bản kiếm tiền thông qua du học. Do đó mà các cơ quan nhập cư đang thắt chặt hơn trong giai đoạn phê duyệt giấy tờ.

Kinh nghiệm thuê nhà cho du học sinh tại Nhật

 

Theo 日経

bình luận

ページトップに戻る