Điều gì sẽ xảy ra với tiền lương của người lao động không chính thức tại Nhật trong thời gian tới?

Hiện nay ngày càng nhiều các công ty, đặc biệt là công ty lớn đang đưa ra chính sách tăng lương đáng kể cho người lao động. Mặt khác, một số công ty đang trong tình trạng khó khăn với chi phí tăng cao và tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng.
Câu hỏi đặt ra là mức tăng lương đối với người lao động sẽ như thế nào, chính sách lương đối với người lao động chính thức cũng như người lao động không chính thức (chiếm khoảng 40% tổng số lao động) sẽ ra sao trong thời gian tới?

 

55% công ty trả lời sẽ tăng lương cho lao động không chính thức

nông nghiệp

Vào tháng 2 vừa qua, công ty nghiên cứu tư nhân Tokyo Shoko Research đã tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến với các công ty trên toàn quốc về việc tăng lương và nhận được phản hồi từ 3.184 công ty cả lớn và nhỏ. Theo đó, 55% doanh nghiệp trả lời sẽ tăng lương cho lao động không chính thức trong năm tài chính mới.

Nhìn vào số liệu các công ty trả lời rằng họ sẽ tăng lương theo ngành, tỷ lệ phần trăm như sau theo thứ tự giảm dần:

  • Nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng: 73%
  • Sản xuất: 62%
  • Ngành dịch vụ: 54%
  • Bán lẻ: 53%

Lý do tăng lương được thống kê như sau:

  • Đảm bảo nguồn nhân lực: 74%
  • Phù hợp với tăng lương tối thiểu: 44%
  • Tăng năng suất: 28%

Mặt khác, 80% công ty trả lời rằng họ sẽ tăng lương cho tất cả nhân viên, bao gồm cả nhân viên chính thức và những người làm công việc không chính thức ở mức chưa đến 25%. Vấn đề là tăng lương sẽ được tiến hành như thế nào đối với những người lao động không chính thức hiện chiếm khoảng 40% tổng số lao động.

Người lao động ở Nhật nếu không thể đi làm vì dịch bệnh thì có lương không?

 

Các công ty tăng lương cho người lao động không chính thức

người lao động

Trong hoàn cảnh này, một số công ty đang cố gắng đảm bảo nguồn nhân lực bằng cách tăng lương cho những người lao động không chính thức từ đó mong đợi việc tăng lợi nhuận thông qua nỗ lực của họ. Vào tháng 6 năm ngoái, một khách sạn gần khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Okushiga Kogen ở thị trấn Yamanouchi, tỉnh Nagano đã quyết định tăng lương theo giờ cho khoảng 25 nhân viên bán thời gian và nhân viên không chính thức khác thêm 100 yên/giờ. Trong đại dịch COVID-19, họ đã giảm số lượng nhân viên về mức tối thiểu hoặc rút ngắn thời gian làm việc của nhân viên nhưng với việc bắt đầu tiếp tục nhận khách du lịch nước ngoài từ tháng 6 năm ngoái và chương trình hỗ trợ du lịch toàn quốc của chính phủ, vấn đề nhân lực lại trở thành vấn đề đáng lo ngại của các doanh nghiệp và cơ sở nghỉ dưỡng, nhà hàng liên quan đến du lịch.

Các doanh nghiệp đang tuyển dụng thông qua các công ty cung cấp nhân sự tạm thời, nhưng vì sự cạnh tranh về nhân sự đang diễn ra gay gắt trong toàn ngành, nên việc tăng lương theo giờ là điều cần thiết trong tình huống không thể tập hợp được nguồn nhân lực trừ khi có điều kiện tốt. Nguồn gốc của những đợt tăng lương này là chiến lược quản lý mà các doanh nghiệp đã tích cực đưa ra từ trong đợt đại dịch COVID-19. Thông qua những nỗ lực này một số doanh nghiệp đã có thể đạt được doanh thu cao kỷ lục vào năm ngoái và đó là cơ sở để tăng lương cho nhân viên. Ngoài ra, họ cũng đang nỗ lực cải thiện các chế độ cho nhân viên như cho nhân viên sử dụng nhà ăn miễn phí, cùng với đó thực hiện các chiến dịch tuyển dụng nguồn nhân lực mới và xây dựng các kế hoạch hoạt động để thu được nhiều lợi nhuận hơn ngay cả khi các chi phí tăng cao.

Một phụ nữ ở độ tuổi 40 đã làm việc tại một khách sạn từ năm ngoái cho biết: “Giá cả tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến ngân sách gia đình tôi nhưng tôi rất biết ơn vì các chính sách tôi nhận được từ khách sạn giúp cải thiện cuộc sống”.

Nhiều công ty Nhật chi trả trợ cấp lạm phát cho người lao động

 

Một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi tăng lương cho nhân viên không chính thức

tiền lương

Mặt khác, cũng có chủ doanh nghiệp muốn tăng lương cho lao động không chính thức nhưng không thể làm được do các chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Và họ đang đối mặt với nguy cơ thiếu lao động trong thời gian tới. Ông Yoshikawa Nobuyuki – người điều hành một nhà hàng Italia ở phường Bunkyo, Tokyo – đang sử dụng 2 nhân viên bán thời gian nhưng ông nói rằng sẽ khó tăng lương cho họ.

Lý do lớn nhất cho điều này là tác động của việc tăng giá. Ngoài doanh số bán hàng giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá mua bột mì dùng trong mì ống, thịt cừu dùng trong các món ăn và rượu vang đã tăng đáng kể. Chi phí nguyên vật liệu tăng đến 30%. Tuy nhiên, ông Yoshikawa cũng nói rằng hiện tại ông phải cẩn thận trong việc tăng giá vì lo lắng về lượng khách hàng đang quay trở lại cửa hàng sau thời gian dài xảy ra đại dịch COVID – 19 sẽ giảm đi sau khi tăng giá. Một vấn đề khác khiến ông Yoshikawa trăn trở là thiếu nhân công. Tính cả ông bà Yoshikawa, cần 4 đến 5 nhân viên để điều hành nhà hàng 22 chỗ ngồi. Do thiếu nhân lực khi chỉ có 2 nhân viên bán thời gian, họ phải đóng cửa hàng sớm hơn 1 giờ và từ chối đặt chỗ, điều này khiến việc tăng lương gặp khó khăn vì lợi nhuận không tăng. Ông Yoshikawa, cho biết: “Tôi không mong muốn điều này, nhưng tôi nghĩ việc có được mức lợi nhuận như trước đại dịch là khó. Tôi vẫn đang cố gắng duy trì việc kinh doanh đồng thời cũng có kế hoạch tuyển thêm nhân viên nếu kinh doanh thuận lợi. Ngoài ra, tôi cũng đang lo rằng khách hàng sẽ không đến nếu tôi tăng giá thực đơn. Tôi cũng phải bảo vệ nhân viên của mình nên tôi luôn lo lắng, trăn trở. Tất nhiên, nếu tôi kiếm được lợi nhuận, tôi sẽ tăng lương cho nhân viên của mình, nhưng tôi nghĩ rằng hiện nay, sự sống còn của cửa hàng là điều quan trọng nhất.”

Ông Harada Mitsuhiro – trưởng bộ phận thông tin tại Tokyo Shoko Research đơn vị thực hiện cuộc khảo sát – cho biết: “Hoạt động kinh tế đã hồi phục trở lại sau đại dịch COVID – 19, nhưng đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực bị thiếu hụt trầm trọng, tuy nhiên rất khó để đảm bảo việc tăng lương cho người lao động. Những người lao động không chính thức cũng là nạn nhân của việc giá cả tăng cao, vì vậy toàn xã hội sẽ không trở nên thịnh vượng trừ khi các nhà quản lý cũng tạo ra một hệ thống cho phép mọi người đều được tăng lương.”

Hoàn cảnh của những người lao động nước ngoài bị sa thải giữa đại dịch ở Nhật

 

Nguồn: NHK

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る