Muộn phiền về công việc của nhân viên Nhật trong năm đầu tiên đi làm

Lại chuẩn bị đến mùa nhập công ty của các bạn sinh viên mới ra trường ở Nhật. Đây cũng chính là thời điểm mà tiền bối của họ sắp sửa trải qua 1 năm kinh nghiệm tại môi trường doanh nghiệp. Hãy xem những nhân viên trong năm đầu tiên đi làm có những lo lắng, muộn phiền gì về công việc và cả những lời khuyên tương ứng đến từ chuyên gia nhé!

3 phiền muộn hàng đầu:

  1. Làm thêm giờ
  2. Mối quan hệ với người xung quanh chưa tốt
  3. Lúc nào cũng bị sếp hoặc đàn anh tức giận

Công ty Nhật mong muốn điều gì ở nhân viên Việt Nam?

 

Làm thêm giờ

Chia sẻ

  • Việc làm quá giờ dường như trở thành điều đương nhiên, đến giờ ra về quy định dù hết việc nhưng cũng khó mà đi về. (Nữ nhân viên công ty quảng cáo)
  • Tôi đang làm việc cho một công ty luôn trong tình trạng thiếu nhân lực. Do đó việc làm thêm giờ dường như trở thành điều đương nhiên. Tôi luôn trong tình trạng sáng 6 giờ ra khỏi nhà và hơn 12 giờ đêm mới về. Là nhân viên năm đầu tiên vào công ty, tôi cũng hiểu đây là điều bình thường nhưng với vai trò của mình tôi cũng không thể trình bày với cấp trên được. (Nam nhân viên công ty thương mại) 

Lời khuyên

  • Đầu tiên là hãy chia sẻ những cảm nghĩ của bản thân về vấn đề này. Nếu như việc này quá khó và khi bạn nghĩ rằng nó rõ ràng là việc vi phạm luật lao động thì nên liên lạc để nhận tư vấn của trung tâm hỗ trợ người lao động trong hoặc ngoài công ty
  • Việc làm việc quá sức, thiếu ngủ sẽ gây hại cho sức khỏe từ đó cũng sẽ ảnh hướng đến công việc – đây là điều không ai muốn!

 

Mối quan hệ với người xung quanh chưa tốt

Chia sẻ

  • Tôi được chỉ định cùng một đàn anh thực hiện công việc. Người đàn anh này là người thiếu trách nhiệm và làm việc qua loa, tôi hỏi cũng không dạy bảo gì. Có lần việc phải hoàn thành khi đến hạn nhưng người đàn anh đó bảo có việc riêng phải về trước nên đẩy toàn bộ công việc cho tôi. (Nữ nhân viên công ty sản xuất) 
  • Mỗi ngày người phụ trách tôi là một người khác nhau nên tôi cảm thấy áp lực khi phải hoà hợp với từng người. Thêm nữa cách làm của từng người lại có sự khác nhau nên tôi không biết là nên làm theo ai. Có lần tôi bị nói rằng tôi làm sai mặc dù tôi đã làm theo cách đã được hướng dẫn trước đó. Chính vì thế lúc nào tôi cũng trong tình trạng lo lắng. (Nữ nhân viên công ty về điều dưỡng)

Văn hoá công ty: 19 cách khác nhau để từ chối trong tiếng Nhật sao cho lịch sự

Lời khuyên

  • Thật đáng tiếc nhưng là nhân viên thì không thể nào lựa chọn cấp trên hay đàn anh của mình. Con người thì khác nhau nên dù rất khó nhưng hãy nỗ lực để có thể hoà hợp với người đó
  • Điều quan trọng nhất là không để xảy ra rắc rối trong công việc nên dù thế nào đi nữa khi có thắc mắc hay bất mãn hãy bày tỏ cho họ biết. Hãy cố gắng cho người chỉ dạy mình biết bản thân đang thực sự lắng nghe họ. Hãy áp dụng việc nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện, trả lời một cách rõ ràng, nhắc lại cụm từ quan trọng mà người chỉ dạy truyền đạt cho mình

 

Lúc nào cũng bị sếp hoặc đàn anh tức giận

Chia sẻ

  • Thời gian đầu, tôi đã được khen là nhớ công việc nhanh hay làm việc tận tuỵ nhưng khi khối lượng công việc tăng lên, tôi chưa biết cách ưu tiên cho các đầu việc. Do đó ngày nào cũng bị mắng. Tôi đã trao đổi xin giảm lượng công việc với cấp trên của mình và bị mắng “Vẫn còn việc muốn em làm đấy. Tôi đã nghĩ là em có thể làm được nhiều hơn thế kia đó”. (Nam nhân viên tại cơ sở y tế) 
  • Trên tôi có một người đàn anh làm rất được việc. Do đó tôi đã bị sếp mang ra so sánh và bị mắng trước mặt mọi người. Vì là ngân hàng nên ngay cả khách hàng cũng có thể nhìn thấy nên tôi đã khóc. Lúc đó tôi lại bị mắng thêm “Đã là người đi làm rồi mà còn khóc nữa à”. (Nữ nhân viên ngân hàng) 

Văn hoá công ty Nhật: Tính chủ động luôn được đánh giá cao

Lời khuyên

  • Việc chỉ dẫn một cách cụ thể và dễ hiểu là trách nhiệm của cấp trên
  • Hướng dẫn một cách nghiêm khác và cậy quyền quát mắng nhân viên là 2 điều hoàn toàn khác biệt
  • Hãy tìm cho mình một người có thể lắng nghe tâm sự của bạn ví dụ như đồng nghiệp. Việc tâm sự với ai đó có thể giúp tâm trạng của bạn tốt hơn

 

Nếu như bạn đang gặp phải những vấn đề trên đây hãy thử áp dụng các lời khuyên đi kèm nhé!

Làm việc ở Nhật: Xin nghỉ phép ở công ty Nhật thế nào cho đúng?

 

Theo Biznote

Khảo sát được thực hiện trên Internet với sự tham gia của 100 nhân viên năm nhất (cả nam và nữ)

bình luận

ページトップに戻る