Phát hiện và điều trị hiện tượng gù – bệnh của cuộc sống hiện đại

Không khó để có thể nhận ra nhiều người sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều đã làm ảnh hưởng đến tư thế, hình dáng cơ thể của họ. Không chỉ giới hạn sử dụng điện thoại thông minh, hiện tượng gù này còn do công việc bàn giấy, đọc sách sai tư thế, lười vận động, v.v.

Gù không chỉ xấu mà còn có nhiều bất lợi về sức khỏe. Hãy để LocoBee giới thiệu phương pháp tự kiểm tra và kéo giãn mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay bây giờ để có thể cải thiện hiện tượng không mong muốn này nhé!

 

Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng gù

Khi bạn ngồi xuống và nhìn vào màn hình điện thoại thông minh, bạn có xu hướng bị cong lên và đầu nghiêng về phía trước. Trọng lượng của đầu khoảng 5 kg đối với một người trưởng thành. Người ta cho rằng ngay cả khi vị trí của đầu di chuyển về phía trước vài cm, tải trọng lên cổ, vai và lưng sẽ gấp khoảng 2 đến 3 lần (khoảng 10 đến 15 kg).

Gù làm cho tư thế của cơ thể xấu đi không không phải là tác hại duy nhất của hiện tượng này. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài, đường cong chữ S vốn là đường cong tự nhiên của xương cổ có thể bị mất đi dẫn đến “cổ thẳng”. Điều này ảnh hưởng đến các triệu chứng như đau mỏi vai gáy, đau thắt lưng, rối loạn chức năng tiêu hóa và táo bón, và cũng góp phần làm cho tình trạng thể chất kém.

Cách vứt điện thoại cũ đúng và an toàn ở Nhật

 

Cách tự kiểm tra có đang bị gù hay không

Có một số dạng của việc gù:

  • Loại tròn từ cổ đến vai do nhô đầu về phía trước
  • Lưng bị cong
  • Loại có phần lưng dưới tròn, chẳng hạn như phần sau của thắt lưng

Có nhiều loại như vậy, nhưng chúng có nhiều khả năng xảy ra hơn không chỉ do thói quen lối sống như điện thoại thông minh, mà còn do thiếu sức mạnh cơ bắp ở lưng và giảm tính linh hoạt của cơ.

Hãy tự kiểm tra xem trong cuộc sống hàng ngày bạn có đang:

  1. Ngồi làm việc nhiều
  2. Làm việc tại nhà, số bước mỗi ngày dưới 3.000 (số bước được khuyến nghị là 8.000 hoặc nhiều hơn mỗi ngày *)
  3. Giữ nguyên tư thế trong thời gian dài không nghỉ (từ 1 giờ trở lên/ngày)
  4. Sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên (từ 1 giờ trở lên/ngày)
  5. Khó ngủ khi gối thấp
  6. Có thói quen bắt chéo chân
  7. Phải đi giày cao gót nhiều
  8. Vòng bụng trở nên to hơn

Nếu như các hiện tượng trên phần lớn đúng với bạn thì khả năng bạn đã bị gù sẽ rất cao. 

Tại sao đến giờ người Nhật vẫn thích dùng cặp chống gù lưng Randoseru?

 

Các bài tập có tác dụng điều trị hiện tượng gù

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng cách dễ dàng để tự mình thực hiện, luyện tập và kéo căng tiếp cận các cơ xung quanh lưng được là hiệu quả. Hãy cải thiện tình trạng thiếu sức mạnh và độ linh hoạt ở cơ bắp và đồng thời tiến hành các bài tập kéo căng để giảm bớt sự căng thẳng của các cơ ở phần trước của cơ thể.

 

Bài tập 1: Cải thiện độ trơn tru chuyển động của cột sống

  1. Chống hai tay và đầu gối xuống dưới sàn, để hai tay và 2 đùi song song nhau
  2. Từ vị trí này, uốn cong lưng để lõm xuống (trong phạm vi không gây đau cho cơ thể)
  3. Giữ nguyên trạng thái này trong khoảng 3 giây và trở lại vị trí ban đầu
  4. Tiếp theo cong lưng lên để có thể nhìn vào rốn
  5. Giữ nguyên trạng thái này trong khoảng 3 giây và trở lại vị trí ban đầu
  6. Lặp lại động tác này khoảng 10 lần

 

Bài tập 2: Kéo căng cơ ngực

  1. Đưa hai tay ra sau và nâng cao cánh tay với mặt hướng về phía trước
  2. Làm hết mức có thể, khi nâng lên giữ nguyên khoảng 10 giây rồi trở lại trạng thái ban đầu
  3. Lặp lại động tác này từ 3 đến 5 lần.

Nếu bạn giữ nguyên tư thế trong thời gian dài hoặc cúi mặt xuống thì tư thế của bạn sẽ bị sụp xuống và bạn rất dễ trở nên bị gù. Hãy nghỉ ngơi thường xuyên và cố gắng cải thiện tư thế của bạn bằng 2 bài tập đơn giản ở trên nhé!

Đậu phụ của Nhật hết hạn có còn ăn được?

3 loại thực phẩm dễ kiếm giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る