Người bảo lãnh và bảo lãnh liên đới trong các thủ tục hành chính của Nhật Bản

Nếu học tập và làm việc tại Nhật Bản, chắc chắn nhiều bạn biết rằng khi làm một số thủ tục hành chính cần có sự hiện diện hoặc chữ kí thông tin của người gọi là người bảo lãnh và người bảo lãnh liên đới. Vậy hai định nghĩa này là gì và chúng khác nhau như thế nào, các bạn tham khảo nhé.

Kinh nghiệm gia hạn visa Kỹ thuật – tri thức nhân văn – nghiệp vụ quốc tế

 

Người bảo lãnh là gì?

  • Tên tiếng Nhật: 保証人
  • Đọc: hosho nin
  • Định nghĩa: Người bảo lãnh là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình khi bên có nghĩa vụ chính không thực hiện nghĩa vụ đó của họ

Ví dụ, khi người B có dự định vay tiền của công ty A và C là người bảo lãnh cho người B, khi người B – bên đi vay – không trả lại tiền (không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ) thì người C sẽ có trách nhiệm trả tiền cho bên công ty A thay cho người B.

 

Người bảo lãnh liên đới là gì?

  • Tên tiếng Nhật: 連帯保証人
  • Đọc: rentai hosho nin
  • Định nghĩa: Người bảo lãnh liên đới là người liên đới với người có nghĩa vụ thực hiện chính đảm bảo cho một việc thực hiện nghĩa vụ nào đó

 

Điểm giống nhau của người bảo lãnh và bảo lãnh liên đới

Mục đích của việc có sự tồn tại của người bảo lãnh, bảo lãnh liên đới đó chính là tăng khả năng thu nhập các món nợ hoặc khoản tiền phải thu.

Trong trường hợp trên, nếu không có người bảo lãnh thì trong trường hợp người B phá sản hoặc không có khả năng trả nợ thì công ty A không thể thu hồi lại được tiền. Ngược lại, do có người bảo lãnh nên dù người B có bị phá sản hoặc không bị có khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì công ty A có thể nhận được tiền đó từ anh C.

 

Điểm khác biệt của người bảo lãnh và bảo lãnh liên đới

Quyền phản bác: Người bảo lãnh có quyền yêu cầu phía chủ nợ đòi thanh toán từ phía người có nghĩa vụ trả nợ chính. Tức là người bảo lãnh có tư cách là người tiếp theo sau khi người có nghĩa vụ chính không trả được nợ. Tuy nhiên với trường hợp là người bảo lãnh liên đới thì bên chủ nợ có thể đòi trực tiếp người bảo lãnh liên đới này và người này cũng không được phép từ chối. Vì vai trò của người bão lãnh liên đới gần như ngang hàng với người đi vay nợ.

Quyền tra cứu: Khi phía chủ nợ yêu cầu người bảo lãnh thanh toán, người bảo lãnh có quyền nói rằng người đi vay có tài sản XYZ như thế, hãy thu hồi từ đó đi. Nếu chứng minh được quyền sở hữu tài sản đó của người đi vay chính thì người bão lãnh có thể được miễn việc trả tiền. Ngược lại, người bão lãnh liên đới dù cho bên vay chính có nhiều tài sản nhiều tới đâu đi nữa nhưng không thể lấy đó làm lý do để được miễn trừ trách nhiệm thanh toán.

Quyền chia: Trong nghĩa vụ thanh toán, người bão lãnh có thể có vài người cùng nhau trả nợ với 1 tỉ lệ giống nhau nếu người đi vay không có khả năng chi trả. Tuy nhiên với trường hợp người bảo lãnh liên đới, dù có bao nhiêu người thì cũng phải chi trả toàn bộ nếu như phía chủ nợ yêu cầu trả theo tỉ lệ nào.

Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu hơn về hai khái niệm thường gặp ở các thủ tịch hành chính tại Nhật Bản là người bảo lãnh – 保証人và người bảo lãnh liên đới -連帯保証人.

Các bài viết về visa khác: TẠI ĐÂY

Chi phí đầu vào cực thấp – Village House chính là giải pháp tìm nhà của người Việt tại Nhật

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る