Chia sẻ của bác sĩ người Nhật sau khi tiêm vắc xin ngừa corona

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Việc tiêm chủng ngừa virus corona bắt đầu ở Nhật Bản vào ngày 17 tháng 2. Để tìm hiểu thêm một chút về thực tế của việc tiêm chủng vắc xin hãy cùng nghe chia sẻ của bác sĩ Kosuke Yasukawa, 38 tuổi, làm việc tại một bệnh viện ở Washington, DC và đã được chủng ngừa bằng vắc-xin từ Pfizer Inc., một công ty dược phẩm lớn của Hoa Kỳ, vào tháng 12 năm 2020 và tháng 1 năm 2021 nhé.

 

Tại sao bác sĩ quyết định đồng ý tiêm chủng?

Đáp: Kể từ tháng 3 năm ngoái, tôi đã tiếp xúc với những bệnh nhân nhiễm corona gần như hàng ngày và tôi luôn có cảm giác lo lắng về nguy cơ lây nhiễm rồi ảnh hưởng tới các bệnh nhân, gia đình và người mà mình tiếp xúc hay không. Kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắc xin được công bố vào tháng 12 năm ngoái cho thấy nó rất hiệu quả nên tôi đã quyết định tiêm chủng.

 

Ở Nhật Bản, người ta thường tiêm vắc xin vào da từ góc nông nhưng vắc xin corona lại được tiêm ở bắp, sâu vào cơ ở góc 90 độ. Bác sĩ có cảm thấy đau khi tiêm không?

Đáp: Tôi được tiêm vào vùng cơ delta ở vai trái nhưng hầu như không đau, trên bề mặt da có cảm giác đau, một số người thấy tiêm dưới da đau hơn vì cách kim kích thích da gây đau.

 

Bác sĩ có thấy đau sau khi tiêm phòng không?

Đáp: Trong trường hợp của tôi, cơn đau ở chỗ tiêm vắc xin đầu tiên bắt đầu tệ hơn vào đêm hôm tôi tiêm nó và ngày hôm sau tôi không thể giơ cánh tay lên trên vai vì đau. Điều đó kéo dài vài ngày. Tôi cũng có cảm giác khó chịu tương tự sau lần tiêm chủng thứ 2. Nhiều người có thể thấy cơn đau ở chỗ tiêm phòng dữ dội hơn lúc tiêm phòng cúm. Tôi nghĩ vắc xin corona có xu hướng gây viêm tại chỗ tiêm phòng do phản ứng miễn dịch.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, 83% những người từ 55 tuổi trở xuống và 71% những người từ 56 tuổi trở lên phàn nàn về cảm giác đau tại điểm tiêm chủng sau khi tiêm mũi đầu tiên; sau khi tiêm vắc xin thứ hai, tỷ lệ này tương ứng là 78% và 66%.

 

Bác sĩ có phản ứng phụ nào khác không? 

Đáp: Vào ngày sau khi tiêm lần thứ hai, nhiệt độ cơ thể của tôi tăng lên 37,2 độ C và tôi có cảm giác mệt mỏi – giống như bị cảm lạnh. Tôi cảm thấy uể oải và không muốn làm bất cứ điều gì cho đến đêm hôm đó. Các đồng nghiệp của tôi cũng bị sốt trên 38 độ C, đau đầu và ớn lạnh sau khi tiêm vắc xin thứ hai và không thể ngủ được.

Đã có báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng rằng những tác dụng phụ này có nhiều khả năng xảy ra hơn sau khi tiêm vắc xin thứ 2. Ví dụ, ở những người từ 55 tuổi trở xuống, 4% bị sốt sau liều đầu tiên, 16% bị sốt sau liều thứ hai. Có một số loại vắc xin gây sốt khá nhiều ví dụ, một loại vắc xin phòng bệnh zona gây sốt cho khoảng 20% ​​số người.

 

Vậy việc tiêm chủng đã làm gián đoạn công việc của bác sĩ ngay sau khi bạn tiêm?

Đáp: Đúng vậy. Vì lý do này, bệnh viện của tôi đã thực hiện chính sách nghỉ phép có lương đặc biệt cho những người không thể đến làm việc do tác dụng phụ trong 48 giờ sau khi tiêm chủng. Điều này cũng cần được lưu ý ở Nhật Bản. Vì người được tiêm có thể bị đau và mệt mỏi nhiều nên họ có thể muốn điều chỉnh lịch trình của mình để có thể nghỉ ngơi.

Tôi nghĩ tốt hơn là nên xin nghỉ 1 ngày nếu tác dụng phụ gây đau hoặc tiêm vào thứ 6 nếu thứ 7 và chủ nhật được nghỉ. Ngoài ra, việc uống thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm chủng để ngăn ngừa cơn đau cũng không được khuyến khích vì các nghiên cứu về các loại vắc xin khác đã chỉ ra rằng nó có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc nếu các triệu chứng sau khi tiêm phòng trở nên nghiêm trọng.

 

Bác sĩ có lo lắng gì về việc tiêm chủng không?

Đáp: Tôi đã thu thập thông tin về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin từ các bài báo đăng trên các tạp chí y khoa nổi tiếng và các báo cáo chi tiết của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), cơ quan có thẩm quyền phê duyệt vắc xin để sử dụng. Vì vậy, tôi không lo lắng và muốn được tiêm chủng càng sớm càng tốt.

Theo các tài liệu đã công bố, vắc xin Pfizer có hiệu quả ngăn ngừa bệnh là 95%. Ngoài ra nó có rất ít tác dụng phụ nghiêm trọng.

 

Tuy nhiên vẫn chưa có ghi nhận nào về việc có hay không tác dụng phụ trong dài hạn đúng không ạ? 

Đáp: Mặc dù điều quan trọng là phải kiểm tra khả năng xảy ra các tác dụng phụ lâu dài, nhưng hầu hết chúng xảy ra trong thời gian ngắn, tối đa là 6 tuần sau khi tiêm chủng. Các tác dụng phụ quan trọng nhất là do khả năng miễn dịch. Vắc xin từ Pfizer và Moderna đã được chứng minh là gây ra một phản ứng dị ứng toàn thân rất hiếm được gọi là sốc phản vệ. Đây cũng là một tác dụng phụ của hệ thống miễn dịch, chủ yếu xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm chủng và có thể điều trị được.

Tôi thường được hỏi về sự không chắc chắn về điều gì sẽ xảy ra sau 1 hoặc 2 năm. Tuy nhiên, xem xét rằng RNA thông tin (mRNA) được sử dụng trong cả 2 loại vắc xin không được tích hợp vào DNA trong nhân tế bào người và thay vào đó bị phá vỡ tương đối nhanh trong cơ thể, các tác dụng phụ lâu dài được coi là rất hiếm.

 

Làm thế nào chúng ta có thể tăng tỷ lệ tiêm chủng ở Nhật Bản?

Đáp: Điều rất quan trọng là phải tăng tỷ lệ tiêm chủng nhân viên y tế. Người dân sẽ không muốn tiêm loại vắc xin mà ngay cả các nhân viên y tế không muốn tiêm.

Tại bệnh viện của tôi, nhân viên y tế được phép đăng hình ảnh họ đang được tiêm chủng trên mạng xã hội. Tôi mong mọi người có đủ kiến ​​thức để khi tiếp xúc với thông tin và xem xét.

 

Tôi nghĩ rằng có một số người có thể quyết định không tiêm chủng.

Đáp: Quyết định chủng ngừa cuối cùng là tùy thuộc vào từng cá nhân và không bắt buộc. Ngay cả ở Mỹ, có một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 20% ​​người dân không tiêm chủng.

Người Nhật có tin tưởng vào vắc xin phòng virus corona?

Tuy nhiên, điều tôi lo ngại là loại thông tin nào mà người đó căn cứ để đưa ra quyết định không tiêm vắc xin. Nếu dựa trên thông tin sai rõ ràng hoặc kiến ​​thức không chính xác, tôi nghĩ đó là một sự lãng phí vắc xin tốt và còn có những rủi ro. Đây là một vấn đề khó, bởi thông tin gây lo lắng thu hút sự quan tâm và lan truyền nhanh chóng. Tuy nhiên chúng ta cần nỗ lực truyền đạt kiến ​​thức bằng hình thức dễ hiểu để mọi người có thể đi tiêm vắc xin.

 

Người nước ngoài ở Nhật có được tiêm vắc xin virus corona?

 

Theo The Mainichi

bình luận

ページトップに戻る