Bất ngờ với thay đổi theo thời gian của khẩu trang Nhật Bản

Ông Tamotsu Hirai, 69 tuổi, một dược sĩ từ thành phố ngoại ô Tokyo Tachikawa và là người đứng đầu Hiệp hội Dược phẩm Kitatama, người đã sưu tầm khẩu trang trong hơn 20 năm. Nhìn vào bộ sưu tập mặt nạ khổng lồ của ông từ thời Minh Trị (1868-1912) đến thời Showa (1926-1989), người ta thấy một điểm bất ngờ về mối quan hệ của người Nhật với khẩu trang.

 

Chiếc khẩu trang từ thời Minh Trị

Đầu tiên, ông Hirai lấy ra một chiếc khẩu trang vải đen từ bộ sưu tập của mình. Khẩu trang được đựng trong một chiếc hộp và nắp của nó được trang trí bằng hình vẽ một người đàn ông mặc quần áo truỳền thống của Nhật Bản. Mặc dù khá nhỏ nhưng chiếc khẩu trang lại khá nặng. Bên trong nó có màu đỏ, với các thanh kim loại, mỗi thanh có độ dày bằng chì bút chì, xếp bên trong.

Khẩu trang thời Minh Trị – Ảnh The Mainichi 

Ông Hira cho biết “Đây có lẽ là loại khẩu trang bán đại trà lâu đời nhất hiện có. Vào năm 1879 (năm 12, thời Minh Trị), một người bán thiết bị y tế lâu đời ở Tokyo đã quảng cáo trên báo và gọi đó là “thiết bị thở “. Vào thời điểm đó, khẩu trang chủ yếu là mặt hàng nhập khẩu. Quảng cáo đó ghi rằng đây là chiếc khẩu trang được làm cẩn thận và có giá cả phải chăng”.

 

Khẩu trang thời đại dịch cúm Tây Ban Nha

Thuật ngữ có từ nước ngoài – khẩu trang bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau đại dịch cúm Tây Ban Nha vào khoảng năm 1918 đến năm 1920 (năm thứ 7 đến năm thứ 9 trong thời kỳ Taisho).

Khẩu trang trong đại dịch cúm Tây Ban Nha – Ảnh The Mainichi 

Sau đó, những chiếc khẩu trang vải với hình dạng gân nổi xuất hiện và các bộ lọc chuyển từ kim loại sang celluloid – một vật liệu mới. Nhu cầu tăng lên và một số doanh nghiệp đã tiến hành tăng giá. Do khẩu trang trên thị trường không đủ đáp ứng yêu cầu, khu vực tư nhân và nhà nước đã cùng nhau cho ra các sản phẩm khẩu trang handmade.

Khi xã hội trở nên ổn định hơn về nhu cầu khẩu trang thì xuất hiện các khẩu trang chất lượng cao làm từ nhưng, da và không giống các khẩu trang thường thấy.

Theo ông Hirai, tính theo tiền ngày nay thì một chiếc khẩu trang sẽ có giá khoảng 3.500 yên (hơn 700 nghìn đồng). Nó thể hiện địa vị xã hội của người đeo. Chúng trông sắc như chiếc mỏ vậy.

Khẩu trang trước chiến tranh thế giới thứ II – Ảnh The Mainichi 

 

Khẩu trang thời chiến và sau này

Sau đó Nhật Bản tham gia vào chiến tranh. Những chiếc “khẩu trang yêu nước” làm bằng một lớp gạc mỏng, màu trắng có gắn một sợi dây phản ánh quan điểm lúc bấy giờ rằng “xa xỉ là kẻ thù”.

Khẩu trang thời chiến – Ảnh The Mainichi 

Từ những năm 1980 trở đi, khoảng thời gian dị ứng phấn hoa đã trở nên phổ biến trên toàn quốc, người Nhật đã lựa chọn những chiếc khẩu trang vì chúng tiện lợi và sạch sẽ.”

Hộp đựng khẩu trang – Ảnh The Mainichi 

Ông còn cho biết ông đã đưa chiếc khẩu trang Abenomask vào bộ sưu tập của mình!

Bạn thấy thế nào?

Nhìn lại năm 2020 của Nhật Bản với 10 sự kiện nổi bật

Dạo quanh lịch sử Nhật Bản với Sumo: Ryogoku Kokugikan

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る