Chia sẻ của 2 trong rất nhiều thực tập sinh Việt tại Nhật bị mất việc vì corona

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Đại dịch COVID-19 là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Nhật trong đó có các doanh nghiệp đang sử dụng thực tập sinh Việt Nam. Hậu quả đó là nhiều thực tập sinh Việt vẫn đang vật lộn để tìm một công việc mới và tình trạng khan hiếm chuyến bay. Thiếu nơi ở hoặc thậm chí thức ăn, nhiều người đang phải nhờ tới sự giúp đỡ của các hội nhóm từ thiện, hỗ trợ.

 

Chia sẻ từ 2 thực tập sinh mất việc

Một thực tập sinh Việt Nam 34 tuổi đã rời bỏ công việc của mình tại một công ty xây dựng ở tỉnh Niigata vào tháng 12. Mặc dù kế hoạch làm việc ban đầu là trong ba năm nhưng thực tập sinh này đã nghỉ việc chỉ sau 1 năm rưỡi vì công việc ít, lương vốn thấp lại còn bị giảm.

Thực tập sinh chia sẻ “Gia đình tôi đang gặp khó khăn vì tôi đã ngừng gửi tiền”.

Tại công ty đó, anh làm công việc đóng giàn giáo ở công trường, với mức lương hàng tháng chỉ khoảng 130.000 yên (khoảng hơn 26 triệu đồng). Anh cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm bằng cách ăn mì gói và gửi gần 100.000 yên (khoảng hơn 20 triệu đồng) mỗi tháng về quê cho gia đình ở nhà gồm bố mẹ già, vợ và 2 con. Do công việc giảm bắt đầu từ mùa xuân năm ngoái, lương của anh cũng giảm xuống còn từ 90.000 yên đến 100.000 yên (khoảng 20 triệu đồng), buộc anh phải cắt giảm tiền gửi về nhà hàng tháng.

Kể từ khi nghỉ việc và rời ký túc xá của công ty, anh ấy đã sống trong một tòa nhà do Hiệp hội Tương trợ Nhật Việt, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại phường Minato của Tokyo điều hành. Trong khi nhận được sự hỗ trợ từ hiệp hội, anh ấy vẫn đang tìm kiếm một công ty, nơi anh ấy có thể làm việc với tư cách là một thực tập sinh nhưng cuộc khủng hoảng corona đã khiến việc làm trở nên khan hiếm.

Anh mất tự tin và chia sẻ “Thực sự là rất khó cho tôi vì tôi không giỏi tiếng Nhật”.

Chia sẻ của cựu cảnh sát Nhật Bản về thực tập sinh người Việt Nam

Trong khi đó, một số người khác thì không thể về nước do giá vé máy bay tăng cao. Một thực tập sinh (24 tuổi) khác đến từ một làng nông nghiệp ở miền Nam Việt Nam đã kết thúc thời gian làm việc 3 năm tại một công ty xây dựng ở tỉnh Saitama vào tháng 10 năm ngoái. Dù có ý định về nước ngay lập tức nhưng số lượng chuyến bay đến Việt Nam đã giảm mạnh vì đại dịch. Hơn nữa, giá vé một chiều, trước đây từ 30.000 yên đến 40.000 yên đã tăng lên 200.000 yên đến 300.000 yên nên thực tập sinh này khó có thể nào mua được.

Anh ấy ở nhà một người bạn của mình một thời gian sau khi rời ký túc xá của công ty nhưng tiền tiết kiệm của anh ấy ngày càng cạn kiệt, anh ấy không thể trả tiền thuê nhà. Cuối cùng anh phải tìm đến sự hỗ trợ của tổ chức.

 

Chính Phủ Nhật cần phải làm gì?

Theo Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản, tính đến đầu tháng 12 năm ngoái, các chương trình đào tạo cho khoảng 51.000 người nước ngoài đã tạm dừng do bị sa thải và phá sản vì đại dịch gây ra. Một số thực tập sinh đã tìm được việc làm hoặc về nước nhưng tính đến ngày 25/1 khoảng 80 người vẫn chưa tìm được việc làm.

Trong số đó có rất nhiều công dân Việt Nam, chiếm một nửa tổng số thực tập sinh nước ngoài. Theo các nhóm hỗ trợ, nhiều người trong số họ đến từ các làng quê nghèo, thường họ phải trả từ 700.000 yên đến 1 triệu yên (khoảng 140 triệu ~ 200 triệu đồng) tiền nợ khi đến Nhật Bản nên phần lớn thu nhập của họ được dùng để trả nợ hoặc gửi về nước. Nhóm hỗ trợ này đã nhận khoảng 400 người Việt Nam từ mùa xuân năm ngoái và cung cấp chỗ ở và các hỗ trợ khác.

Phó giáo sư Yoshihisa Saito của Trường Đại học Kobe, một chuyên gia về Chương trình Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật, chỉ ra rằng “Nhật Bản cần tích cực hỗ trợ các thực tập sinh, bắt đầu từ việc tái tuyển dụng”.

Jiho Yoshimizu, người đứng đầu nhóm hỗ trợ “Tôi muốn chính phủ thúc đẩy việc tạo ra một hệ thống kết nối các thực tập sinh với các công ty.”

Giới trẻ Nhật hoang mang vì những di chứng không hề nhẹ của corona

Bắt giữ nhóm tội phạm người Việt tại Nhật trộm thuốc – mỹ phẩm với tổng giá trị khoảng 4,2 tỉ đồng

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る