Văn hoá xấu hổ của người Nhật bắt nguồn từ đâu?

Có thể nói ấn tượng về người Nhật là biết nghĩ cho người khác, tuân thủ theo lễ nghi, phép tắc, luôn đúng giờ… Ngoài những điểm tốt này, họ cũng có những điểm chưa tốt như thể hiện bản thân một cách tiêu cực, thường bận tâm quá nhiều đến ánh mắt của người khác, khiêm tốn có phần thái quá đến mức tự làm khổ bản thân, không thực sự hiểu rõ và thể hiện suy nghĩ của chính mình…

Điều giải thích cho những đặc điểm này chính là tinh thần 恥 (haji) – “xấu hổ” được cho là văn hoá, tinh thần dân tộc của quốc gia này. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về nó để hiểu hơn về nước Nhật và con người Nhật Bản nhé!

10 biểu tượng đại diện của đất nước Nhật Bản nhất định bạn nên biết

 

#1. Để tâm đến ánh nhìn của người khác

Là người dân ở một quốc đảo nhỏ, người Nhật đã luôn phải quan tâm đến ánh nhìn của người khác. Ở một nước mà khoảng cách của con người với con người là rất ngắn nên người dân nước này sợ ánh nhìn và lời nói của người khác. Nguồn gốc của cách nghĩ này đó chính là họ không muốn bị người khác cười, không muốn bị bẽ mặt, không muốn bị ai đó nói xấu.

 

#2. Để tâm đến ánh nhìn của người khác hơn cả thần thánh

Với một quốc gia tin vào thần thánh thì ý thức về việc hành động của cá nhân là cảm giác tội lỗi đối với thần thánh. Tuy là quốc gia đa thần (có nhiều vị thần khác nhau) nhưng nhận thức này của người Nhật đối với thần thánh không quá mạnh mẽ. Mặc dù ý thức này là có nhưng đối với Nhật – quốc gia nơi giới luật tôn giáo không tồn tại thì việc ý thức về sự xấu hổ trong mắt thế gian, trong mắt người khác lại vô cùng mạnh mẽ.

Vì thế mà hành động của con người được quyết định bởi đánh giá của người khác. Họ hành động để không bị người khác cười, không muốn bị xấu hổ. Đây chính là ý thức điều chỉnh hành vi của người Nhật.

Lí giải về thật tâm và khách sáo trong xã hội Nhật Bản

 

#3. Văn hoá xấu hổ – Tinh thần dân tộc của Nhật Bản

Ruth Benedict, nhà nhân chủng học người Mỹ đã viết trong cuốn sách “Hoa cúc và thanh kiếm” – 菊と刀 một nghiên cứu về đặc tính dân tộc của người Nhật. Trong cuốn sách này, bà cho rằng ở châu Âu và châu Mỹ nội tâm được coi trọng (văn hóa tội lỗi), trong khi ở Nhật Bản con người quan tâm đến cái nhìn của người khác (văn hóa xấu hổ). Bà Benedict phân tích văn hóa xấu hổ này và cho rằng người Nhật quyết định hành động của mình dựa trên việc người khác nghĩ gì về họ.

Sự khác biệt này dựa trên nguồn gốc của quy định ứng xử chuẩn mực nằm trong nội tâm (lương tâm) hay bên ngoài (cộng đồng).

Từ vựng để hiểu về hành vi của người Nhật: 空気を読む và 忖度

 

#4. Điểm tốt ở văn hoá xấu hổ của người Nhật

Văn hóa xấu hổ cũng có những điểm tốt. Nhận thức hướng ra bên ngoài này chính là lý do mà người Nhật từ khi còn nhỏ họ không làm những điều để bị đối phương ghét, hành động dựa trên việc xem xét đến suy nghĩ của người khác.

Điều này dẫn đến việc họ trân trọng sự hòa hợp và quan tâm lẫn nhau trong tập thể. Bằng cách luôn ý thức về môi trường xung quanh, họ sẽ lựa chọn từ vựng phù hợp để sử dụng nhằm tạo ra cảm giác an tâm cho mọi người.

 

#5. Đặc trưng của sự xấu hổ ở người Nhật

Những người có cảm giác xấu hổ mạnh mẽ dễ bị nhìn ra điểm yếu. Vì vậy họ không giỏi thể hiện con người, suy nghĩ thật của mình với người khác. Bởi lý do tương tự, họ cũng cố gắng tránh thể hiện sở trường của bản thân. Có lẽ vì đặc điểm chung này mà họ đã tạo ra một nền văn hóa mà ở đây con người cư xử giống với mọi người xung quanh.

Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa đã và đang phát triển và thực tế là người dân Nhật Bản đang mất dần “văn hóa xấu hổ” vốn có. Không thể nói là điều này có tốt hay không, nhưng có thể khẳng định rằng việc biết được sự khác biệt về văn hoá cũng như nhận thức về điểm tốt của nhau là một điều tuyệt vời đúng không nào?

Ninjo – Ý nghĩa của 2 chữ “Tình người” trong tinh thần Nhật Bản

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る