Ngày ăn lươn trong năm 2020 là ngày nào? Lí do ăn lươn và sự khác biệt về lươn ở Đông và Tây

Mùa hè năm 2020 được dự báo sẽ còn nóng hơn mọi năm. Để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong cái nóng bức của mùa hè cần đến những thực phẩm bổ dưỡng. Một trong những thực phẩm bổ dưỡng phải kể đến là lươn. Riêng tại Tokyo đã có khoảng 900 quán ăn về lươn đủ để thấy người Nhật thích ăn lươn đến thế nào. Bạn đã bao giờ ăn lươn ở Nhật chưa?

Trong tháng 7 có ngày ăn lươn gọi là “Doyou-no-ushi-no-hi” (土用の丑の日). Hãy tìm hiểu xem ngày này có gì thú vị.

 

Ngày nên ăn lươn

Bạn đã bao giờ nghe đến “Doyou-no-ushi-no-hi”chưa?

Khi mùa hè đến, bạn sẽ thấy từ này bằng tiếng Nhật xuất hiện khá nhiều tại siêu thị và combini ở Nhật. Người Nhật có văn hoá ăn lươn vào ngày này.

 

土用の丑の日

土用の丑の日 (Doyou-no-ushi-no-hi) có nghĩa là ngày con bò trong tiết Hạ Chí. Hạ Chí là khoảng thời gian 18 ngày trước Tứ Lập (Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông). Con bò trong ngày con bò là 1 trong 12 con giáp của Nhật gồm Tý, Sửu, Dần, Thỏ…

12 con giáp thường được sử dụng khi đếm năm như năm Tý, năm Sửu…, ngoài ra người ta còn sử dụng để đếm ngày, tháng và phương hướng. Trong lịch sử dụng Can Chi thì cứ chu kì 12 ngày sẽ có 1 ngày con bò.

Tháng 7 ở Nhật có gì?

 

Ngày con bò là khi nào?

Ngày con bò trong Hạ Chí của năm 2020 là vào ngày 21 tháng 7 (thứ Ba) và ngày 2 tháng  8 (Chủ nhật). Tuỳ theo năm mà có thể là 1 lần hoặc 2 lần nhưng năm nay thì có 2 lần.

5 điều cần làm để phòng chống say nắng mùa hè

 

Tại sao ăn lươn vào ngày con bò trong Hạ Chí?

Mùa của lươn là từ mùa thu đến mùa đông. Vậy tại sao người ta lại ăn lươn vào mùa hè?

Từ thời Edo, mặc dù không phải mùa nhưng lươn đã trở thành đại diện cho thực phẩm mùa hè. Vào mùa hè các hàng lươn gặp khó khăn vì không thể bán lươn. Những người bán đã suy nghĩ cách bán lươn trong mùa hè và tìm đến học giả Hiraga Gennai. Họ đã sử dụng phong tục nói rằng vào ngày con bò trong Hạ chí mà ăn đồ gì có chữ U thì sẽ rất tốt để dần khiến món lươn (Unagi) trở thành lựa chọn của mọi người trong mùa hè.

 

Cách ăn lươn khác biệt giữa Đông và Tây của Nhật Bản

Cách ăn lươn phổ biến nhất là kabayaki – nướng lên và quết sốt. Tuy nhiên cách chế biến kabayaki ở Đông và Tây lại có sự khác nhau. Không những thế cách làm lươn cũng khác nhau luôn. Chính vì 2 điều này mà hương vị của lươn ở Đông và Tây Nhật Bản có sự khác biệt rõ rệt.

Ranh giới Đông Tây trong cách chế biến lươn được cho là sông Tenryu chảy từ tỉnh Nagano đến tỉnh Aichi, qua tỉnh Shizuoka đổ ra Thái Bình Dương. Tại thành phố Hamamatsu tỉnh Shizuoka và thành phố Suwa tỉnh Nagano tồn tại cách chế biến lươn trộn lẫn của cả Đông và Tây.

 

Cách ăn lươn ở phía Đông

Tại vùng Kanto người ta sẽ ăn lươn từ phía lưng. Thời Edo trong xã hội Samurai nếu ăn lươn từ phía bụng sẽ làm liên tưởng đến mổ bụng tự sát nên người ta sẽ ăn từ lưng. Một đặc trưng khác ở Kanto là lươn được hấp trước khi nướng. Việc hấp sẽ làm thịt lươn mềm và đầy đặn.

Miyakagi – quán cơm lươn có lịch sử trên 100 năm

 

Cách ăn lươn ở phía Tây

Kansai người ta lại ăn lươn từ bụng và nướng trực tiếp chứ không hấp. Cách ăn này sẽ cho ra món lươn nướng có da giòn và thịt khá đàn hồi.

4 quán ăn với món cơm lươn trứ danh của Nagoya

 

Ăn lươn để vượt qua mùa hè!

Cái nóng của mùa hè khiến cho mọi người bị giảm cảm giác thèm ăn và xu hướng là chỉ ăn những thực phẩm giải nhiệt. Lươn có nhiều vitamin và lipid, là nguồn năng lượng để phục hồi cơ thể khỏi mệt mỏi mùa hè. Trong lươn giàu vitamin A, vitamin B1, B2, vitamin D, vitamin E, giàu khoáng chất như kẽm, canxi, DHA, EPA nên là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khoẻ.

Mặc dù giá lươn tại Nhật hơi đắt nhưng hãy theo truyền thống ăn lươn vào ngày con bò trong Hạ Chí để thật khoẻ qua mùa hè nhé!

12 con giáp: Đặc trưng tính cách tuổi Sửu trong suy nghĩ người Nhật

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る