Otoshidama – Người Nhật mừng tuổi bao nhiêu trong ngày Tết?



Cũng giống Việt Nam vào ngày tết ở Nhật có tiền mừng tuổi gọi là Otoshidama (お年玉). Do đó vào dịp cuối năm ở các quầy đổi tiền hay máy rút tiền ATM luôn khá đông người.

Tháng 1 của người Nhật có gì thú vị?

Tại bài viết này hãy cùng tìm hiểu về văn hoá mừng tuổi vào năm mới của người Nhật nhé!

 

Người Nhật mừng tuổi bao nhiêu?

Tiền mừng tuổi không chỉ thay đổi theo số tuổi người được mừng mà còn thay đổi xem đối tượng người được mừng là ai ví dụ con mình, con họ hàng, con của bạn bè. Ngày xưa ở Nhật mọi người còn có công thức để tính ra số tiền mừng đó là:

Số tiền mừng tuổi = Số tuổi người được mừng/2 × 1.000 yên

Tuy nhiên hiện nay tiền mừng tuổi đã có chút thay đổi. Con số phố biển thay đổi theo độ tuổi và đối tượng như sau:

Trong trường hợp là con mình:

  • Dưới cấp 1: 1.000 yên (1.000 yên ~ 3.000 yên)
  • Học sinh cấp 1: Lớp nhỏ: 3.000 yên (1.000 yên ~ 3.000 yên)/Lớp lớn: 5.000 yên (3.000 yên ~ 10.000 yên)
  • Học sinh cấp 2: 5.000 yên (5.000 yên ~ 10.000 yên)
  • Học sinh cấp 3: 10.000 yên (5.000 yên ~ 10.000 yên)
  • Đại học: 10.0000 yên (5.000 yên ~ 10.000 yên)
  • Người đi làm: 10.000 yên ~

Với các bé ở lớp dưới do chưa biết tự quản lí hay biết sử dụng tiền nên chủ yếu mừng với số tiền bé, còn lớn dần lên thì nhu cầu mua đồ chơi hay những thứ bản thân thích đã phát sinh nên tiền mừng tuổi cũng tăng theo. Thông thường ngưỡng cao nhất là 10.000 yên. 



Trong trường hợp là con họ hàng:

  • Dưới cấp 1: 1.000 yên (500 yên ~ 1.000 yên)/Hoặc đồ chơi, bánh kẹo
  • Học sinh cấp 1: Lớp nhỏ: 1.000 yên (1.000 yên ~ 3.000 yên)/Lớp lớn: 3.000 yên (3.000 yên ~ 5.000 yên)
  • Học sinh cấp 2: 5.000 yên (3.000 yên ~ 5.000 yên)
  • Học sinh cấp 3: 5.000 yên (5.000 yên ~ 10.000 yên)
  • Đại học: 10.0000 yên (0 yên ~ 10.000 yên)

Những đứa trẻ sẽ hỏi và nói cho nhau về số tiền mừng tuổi mà chúng nhận được do đó cần phải chú ý để các bé không thấy bị thiếu công bằng. Là sinh viên bắt đầu có thể tự kiếm tiền bằng việc làm thêm rồi nên cũng có người không mừng tuổi cho con của họ hàng là sinh viên. 

 

Trong trường hợp là con của bạn bè hoặc người quen: 

  • Dưới cấp 1: 1.000 yên (0 yên ~ 1.000 yên)/Hoặc đồ chơi, bánh kẹo
  • Học sinh cấp 1: Lớp nhỏ: 1.000 yên (0 yên ~ 3.000 yên)/Lớp lớn: 1.000 yên (0 yên ~ 3.000 yên)
  • Học sinh cấp 2: 3.000 yên (0 yên ~ 5.000 yên)
  • Học sinh cấp 3: 5.000 yên (0 yên ~ 10.000 yên)

Vì là bạn bè nên cũng giống Việt Nam bố mẹ hai bên mừng tuổi cho các bé của bên còn lại.

 

Một số điểm cần chú ý

 

Ngoài giá trị của tiền mừng tuổi, người Nhật có một số quy tắc nhất định như:

  • Mừng bằng tiền mới
  • Hướng mặt có hình người lên trên, gấp thành 3 phần bằng nhau theo chiều ngang, 1/3 tờ tiền bên trái vào trong, 1/3 tờ tiền bên phải lên trên, cho vào phong bì bỏ tiền mừng tuổi theo chính hướng ban đầu
  • Tránh mừng tiền có số 4 và số 9 như 400 yên, 4.000 yên, 900 yên, 9.000 yên vì đây là những con số mang lại điều không lành

Mối quốc gia đều có một nét văn hoá riêng. Nhật Bản cũng vậy đúng không nào? Nếu phải mừng tuổi ai đó thì hãy tham khảo những thông tin bên trên này nhé!

Tìm hiểu về các sự kiện bốn mùa ở Nhật Bản


Theo Trend New Today

bình luận

ページトップに戻る