Di chứng hậu COVID – Triệu chứng – Phương pháp điều trị

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Cùng với sự tồn tại của virus corona chủng mới, việc đeo khẩu trang hay không đã trở thành quyết định cá nhân và không bắt buộc. Vào tháng 5 tới đây, các cơ quan có thẩm quyền dự kiến sẽ đưa COVID-19 vào nhóm 5 trong danh sách các bệnh truyền nhiễm giống như bệnh cúm mùa. 

Tuy nhiên, ngay cả khi nó trở thành một “căn bệnh truyền nhiễm bình thường” thì vấn đề “di chứng hậu COVID” như khó chịu và khó thở vẫn còn khiến nhiều người lo lắng. Vậy di chứng hậu COVID là gì và chúng sẽ kéo dài bao lâu? Có cách chữa trị không? Hãy cùng theo dõi bài viết này của LocoBee để làm rõ các vấn đề nhé!

 

Di chứng hậu COVID-19 và triệu chứng

corona

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì di chứng hậu COVID-19 được định nghĩa như sau:

  • Thường xuất hiện trong vòng 3 tháng kể từ khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh
  • Xảy ra liên tục trong ít nhất 2 tháng trở lên
  • Chứng bệnh không thể được giải thích như là một triệu chứng của bệnh khác

Nếu thỏa mãn cả 3 điều kiện trên đây, chứng bệnh đó được cho là “di chứng hậu COVID”.

Các triệu chứng dễ nhận thấy bao gồm mệt mỏi, khó thở, suy giảm trí nhớ, mất tập trung và suy giảm khứu giác, vị giác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có đề cập đến hơn 50 triệu chứng khác nhau. Tần suất khởi phát vẫn chưa được nghiên cứu rõ. Điều này là do ngay cả khi một số triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm vi rút corona thì cũng rất khó xác định liệu nó có liên quan đến vi rút hay do nguyên nhân khác nên gây khó khăn cho việc khảo sát và nghiên cứu.

 

Tần suất xuất hiện di chứng ở nước ngoài

Vào tháng 5 năm 2021, theo một cuộc khảo sát quy mô lớn với đối tượng là khoảng 100.000 người ở Vương quốc Anh với đối tượng là bệnh nhân mắc COVID nhẹ đến bệnh nhân nhập viện cho thấy rằng trong số khoảng 13.000 người bị nhiễm bệnh thì có khoảng 2.800 người (tương đương 21,6%) đã mắc các triệu chứng như khó chịu, đau cơ, mất ngủ và đau đầu sau 12 tuần kể từ khi mắc bệnh. 

Theo một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 8 năm 2022 bởi tổ chức tư vấn Hoa Kỳ “Viện Brookings”, trong số những người đang làm việc ở Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 18 đến 65 có khoảng 16 triệu người xuất hiện di chứng do hậu COVID, ước tính khoảng 4 triệu người có nguy cơ không thể tiếp tục làm việc được do những di chứng này. Thiệt hại kinh tế được tính toán lên đến 230 tỷ đô la hàng năm, tương đương hơn 30 nghìn tỷ yên Nhật và những tác động xấu đối với nền kinh tế cũng đã được chỉ ra.

 

Tần suất xuất hiện di chứng ở Nhật Bản

corona

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Morioka tại Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia đã tiến hành một cuộc khảo sát để tìm hiểu về các triệu chứng sau khi hồi phục từ những bệnh nhân nhiễm vi rút corona đến khám tại các cơ sở y tế từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021. Tổng cộng có 502 người trong độ tuổi từ 20 đến 70 đã trả lời cuộc khảo sát.

Tỷ lệ người báo cáo có các di chứng chứng sau khi hồi phục:

  • 32,3% sau nửa năm
  • 30,5% sau 1 năm
  • 25,8% sau 1,5 năm

Tức là cứ 4 người lại có 1 người xuất hiện di chứng.

Vậy cụ thể, các triệu chứng thường xuất hiện là gì? Sau 1 năm nghiên cứu, kết quả như sau:

  1. Suy giảm trí nhớ: 11,7%
  2. Suy giảm năng lực tập trung: 11,4%
  3. Bất thường về khứu giác: 10,3%
  4. Mắc chứng “sương mù não – Brain Fog”: 9,1% (chứng bệnh gây cảm giác “mây mù” trong đầu và giảm khả năng tư duy)
  5. Trạng thái trầm cảm: 7,5%
  6. Bất thường về vị giác: 5,9%
  7. Khó thở: 5,6%
  8. Khó chịu: 3,8%
  9. Rụng tóc: 3,5%
  10. Phụ nữ thường có xu hướng bất thường về khứu giác, rụng tóc và giảm khả năng tập trung, còn những người có các triệu chứng trung bình hoặc nặng của virus có xu hướng khó thở, ho và khó chịu

Có khoảng 3% những người chưa bao giờ bị nhiễm vi rút corona chủng mới và khoảng 16% những người đã bị nhiễm bệnh. Những người đã bị nhiễm có nguy cơ phải đến bệnh viện cao gấp 5 lần với 10 triệu chứng như khó chịu và đau đầu. Hơn nữa, trong thời gian diễn ra “làn sóng lây nhiễm thứ 4” và “làn sóng lây nhiễm thứ 5”, nó đã cao hơn tới 6 lần.

 

Phân tích rủi ro từ hồ sơ khám bệnh

Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Hirata Akimasa của Viện Công nghệ Nagoya đứng đầu đang sử dụng phương pháp “biên lai hoặc bảng kê chi phí y tế” được lưu khi bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế để phân tích nguy cơ di chứng. Nhìn vào đó, họ tìm thấy tên chẩn đoán và phương pháp điều trị của bệnh nhân.

Sử dụng dữ liệu từ 1,25 triệu biên lai của mọi người đã được ẩn danh để bảo vệ thông tin cá nhân, họ điều tra xem có bất kỳ sự khác biệt nào giữa những người bị nhiễm vi rút corona và những người không bị nhiễm hay không. Họ đã chọn và so sánh 10 triệu chứng như khó chịu, đau đầu và khó thở… thường được báo cáo là di chứng hậu COVID. Đối tượng là những người có chi phí y tế hàng năm dưới 200.000 yên. Nói cách khác, đối tượng chính là những người không mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng trong 1 năm cho đến mùa xuân năm 2021. Trong khoảng thời gian này đã xảy ra đợt dịch bệnh thứ 1 đến thứ 3 ở Nhật Bản.

 

Sự khác biệt về tần suất của các triệu chứng theo thời gian

corona

Giáo sư Kutsuna Kenji của Đại học Osaka phối hợp với thành phố Toyonaka, tỉnh Osaka đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi qua thư và ứng dụng điện thoại thông minh nhắm vào khoảng 26.000 người bị nhiễm corona mới vào cuối tháng 3 năm 2022 và thu được hơn 4000 phản hồi

Những người trả lời rằng họ có một số triệu chứng như sau:

  • Các triệu chứng hết sau 10 ngày khỏi bệnh: 47,7%, gần một nửa
  • Các triệu chứng hết sau 1 tháng kể từ ngày bắt đầu lây nhiễm: 5,2%, tức là khoảng 1 trong 20 người
  • Các triệu chứng hết sau 2 tháng kể từ ngày bắt đầu lây nhiễm: 3,7%

Ngoài ra, theo phân tích của bảng câu hỏi, tỷ lệ những người có mức độ nghiêm trọng cao tại thời điểm mắc bệnh phàn nàn về các triệu chứng hậu COVID cao hơn và những người được tiêm phòng có xu hướng ít có triệu chứng hơn.

 

Cơ chế không giải thích được ở giai đoạn giả thuyết

Giáo sư Iwasaki Akiko của Đại học Yale, Hoa Kỳ, chuyên gia về miễn dịch học và đang tiến hành nghiên cứu về di chứng của COVID-19, đã đưa ra các giả thuyết sau về cơ chế của các di chứng hiện đang được xem xét.

  • Ngay cả sau khi các triệu chứng ban đầu như ho và sốt giảm bớt, vi rút còn sót lại và các phần còn lại của nó sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm lâu dài
  • Hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, lại tấn công cơ thể sau khi bị nhiễm trùng
  • Việc sửa chữa các cơ quan bị tổn thương do nhiễm trùng bị kéo dài
  • Vi-rút tồn tại trong cơ thể lâu ngày, chẳng hạn như vi rút herpes đã được kích hoạt lại do nhiễm vi rút corona chủng mới

Thậm chí vài tháng sau khi bị nhiễm bệnh, rõ ràng là có các kháng nguyên vi rút (các bộ phận của vi rút) và RNA (gen của virus Corona chủng mới) ở nhiều nơi trong cơ thể và quá trình lây nhiễm vi rút vẫn tiếp tục trong một thời gian dài. Vì khả năng đó, phòng thí nghiệm của chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu điều trị di chứng của vi rút corona mới bằng thuốc điều trị.

Một nửa số ca tử vong do COVID-19 ở độ tuổi dưới 20 không có bệnh nền

 

Việc điều trị di chứng COVID hiện tại đang được tiến hành như thế nào?

Vấn đề là hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào được chứng minh là có hiệu quả đối với các di chứng hậu COVID. Nếu muốn tránh nguy cơ di chứng, việc tiêm phòng và phòng ngừa nhiễm trùng là quan trọng hơn cả. Các thử nghiệm lâm sàng về một số phương pháp điều trị đang được tiến hành và một số kết quả cho thấy liệu pháp oxy cao áp và thuốc uống ‘Pakirovid’ của Pfizer đối với các triệu chứng thần kinh dường như có hiệu quả.”

Tác dụng của “Zokoba” đang được nghiên cứu

Công ty dược phẩm Shionogi của Nhật Bản đang tiến hành nghiên cứu xem liệu loại thuốc uống trị vi rút corona mới “Zokoba” có hiệu quả trong việc giảm bớt di chứng hay không. Nguyên nhân của đề án này là do chỉ có 14,5% bệnh nhân dùng Zokova trong các thử nghiệm lâm sàng của loại thuốc này phàn nàn về triệu chứng hậu COVID sau khi dùng thuốc. Số bệnh nhân có 1 trong 14 triệu chứng được coi là di chứng như ho, đau họng, khó chịu và rối loạn vị giác nửa năm sau khi khỏi bệnh ở mức thấp. Con số này ở mức 26,3% đối với những người dùng thuốc khác.

Công ty dược phẩm Shionogi cho biết nguy cơ mắc các triệu chứng có thể được coi là di chứng đã giảm 45% ở những người dùng Zokova. Ngoài ra, nguy cơ mắc các triệu chứng thần kinh như giảm tập trung và khả năng tư duy, hay quên và mất ngủ giảm 33%.

Những kết quả nghiên cứu chỉ ra khả năng điều trị

Ngoài ra, đã có nhiều báo cáo từ Nhật Bản rằng liệu pháp cạo mũi họng, tức là xoa mạnh vào sau mũi đã cải thiện các triệu chứng khác nhau được coi là di chứng của corona. Bản thân liệu pháp này ban đầu được bảo hiểm thanh toán như một phương pháp điều trị viêm mãn tính ở phía sau mũi cho những bệnh nhân bị di chứng hậu COVID. Mặc dù nó vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa có phương pháp điều trị nào được công nhận nhưng các kết quả cho thấy khả năng điều trị trong tương lai là khả quan.

Phát hiện các trường hợp trẻ em bị hội chứng viêm đa hệ thống sau mắc COVID-19

 

Địa điểm chăm sóc y tế cho người mắc di chứng hậu COVID

corona

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào được thiết lập cụ thể để điều trị cho người mắc di chứng hậu COVID. Trong hoàn cảnh như vậy, việc điều trị y tế cho những bệnh nhân có triệu chứng của hậu COVID như thế nào? 

Viện nghiên cứu y tế Bệnh viện Kitano ở thành phố Osaka là một trong những cơ sở y tế có dịch vụ ngoại trú đặc biệt cho các triệu chứng bệnh hậu COVID. Phòng khám đặc biệt này lúc nào cũng đông người dân đến khám, cho thấy nhu cầu khám hậu COVID của mọi người rất cao. Nếu cần thiết, họ sẽ kết hợp với các khoa lâm sàng chuyên biệt như tâm thần và thần kinh để tư vấn và điều trị cho bệnh nhân. 

Có rất nhiều triệu chứng hậu COVID và đối với từng cá nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau. Người thì cảm thấy dễ mệt mỏi, khó tập trung, người lại bị ho và khó thở kéo dài, người bị tim đập nhanh, lo lắng… Đừng tự phỏng đoán, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

5 triệu chứng COVID-19 bất thường và cách đối phó

Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé! 

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Nguồn: NHK

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る