Nhiễm vi rút khi còn nhỏ có thể gây ra trầm cảm

Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng việc nhiễm một loại vi rút cụ thể trong thời thơ ấu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau này.

trầm cảm căng thằng

10 điều làm người Nhật cảm thấy căng thẳng nhất

Nhóm nghiên cứu của Trường Y thuộc Đại học Jikei, Tokyo đã phát hiện ra khả năng này mặc dù các gen di truyền từ lâu đã được cho là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm. Nghiên cứu của nhóm đã được công bố trên tạp chí khoa học Hoa Kỳ vào tháng 2/2024. Nhóm đã từng công bố vào năm 2020 rằng protein SITH1, được sản xuất bởi vi rút herpes chủng 6 (HHV6) ở người, có thể là nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm.

HHV6 là loại vi-rút gây sốt phát ban, một tình trạng đặc trưng bởi sốt kéo dài khoảng 3 ngày. Hầu hết mọi người đều bị nhiễm bệnh khi còn nhỏ và mang virus tiềm ẩn trong suốt cuộc đời. Khi người nhiễm vi-rút cảm thấy kiệt sức, HHV6 sẽ hiện diện trong nước bọt. Virus lây lan từ miệng đến mũi rồi đến não, gây tái nhiễm và sản sinh ra protein SITH1. Các thành viên nhóm nghiên cứu cho biết những người có protein SITH1 dễ bị trầm cảm hơn những người không có.

Nhóm nghiên cứu cũng xác định thông qua các thí nghiệm trên chuột, việc tái nhiễm các tế bào não đã làm khởi phát một phần cơ chế phát triển trầm cảm. Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra chi tiết các gen của virus tạo ra SITH1 và phát hiện ra rằng nó có thể được phân thành 2 loại: một loại có thể sản xuất protein này một cách dễ dàng và loại khác có thể sản xuất ra loại protein này một cách khó khăn. 68% trong số 28 bệnh nhân trầm cảm bị nhiễm một loại có thể dễ dàng tạo ra SITH1. Và 29% trong số 35 người khỏe mạnh bị nhiễm cùng loại vi rút.

vi rút

Ảnh minh hoạ

Trong số những bệnh nhân bị trầm cảm bị nhiễm loại protein có thể dễ dàng sản xuất ra loại protein này, 47% có thành viên trong gia đình đang phải đối mặt với chứng trầm cảm. HHV6 chủ yếu lây truyền từ mẹ sang con.

Mặc dù người ta tin rằng yếu tố di truyền có liên quan đến trầm cảm nhưng chưa có báo cáo nào về các gen liên quan chặt chẽ đến vấn đề sức khỏe tâm thần. Phát hiện mới nhất cho thấy có khả năng virus truyền từ mẹ khiến trẻ dễ bị trầm cảm chứ không phải do gen của mẹ. Ông Kondo Kazuhiro, giáo sư về virus và là thành viên của nhóm cho biết: “Việc khám phá ra cơ chế gây ra trầm cảm sẽ giúp chúng ta có thể tìm ra giải pháp chữa bệnh tốt hơn.”

Tiêm ngừa vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung miễn phí ở Nhật

 

Nguồn: Asahi

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る