Giáo viên ở Nhật làm thêm ở ngưỡng nguy hiểm tới tính mạng

Hơn 70% giáo viên trung học cơ sở (cấp 2 và cấp 3) ở Nhật Bản đang làm thêm hơn 80 giờ mỗi tháng – ngưỡng nguy hiếm đến tính mạng do làm việc quá sức. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát độc lập cho thấy.

giáo viên Nhật Bản karoshi

Công việc và lương của một giáo viên mầm non ở Nhật

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu bao gồm Ryo Uchida, một giáo sư tại trường cao học của Đại học Nagoya, cũng cho thấy 1/3 giáo viên tiểu học làm thêm 40 giờ trở lên mỗi tuần, đã bị cấp trên yêu cầu báo cáo thời gian làm việc thấp hơn.

Giáo sư Uchida nói: “Ảnh hưởng của thời gian làm việc kéo dài của giáo viên sẽ tác động lên học sinh. Đây là một vấn đề xã hội”.

Một cuộc khảo sát riêng năm 2016 về điều kiện làm việc của giáo viên do Bộ giáo dục Nhật Bản thực hiện cho thấy khoảng 30% giáo viên tiểu học và 60% giáo viên trung học cơ sở làm thêm hơn 80 giờ mỗi tháng.

giáo viên Nhật Bản karoshi

Trong cuộc khảo sát mới nhất của họ được thực hiện vào tháng 11 năm 2021, Giáo sư Uchida và các nhà nghiên cứu khác đã nhắm mục tiêu vào những người tham gia khảo sát trực tuyến đã đăng ký và nhận được phản hồi từ 924 giáo viên trong độ tuổi từ 20 đến 50 làm việc toàn thời gian tại các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập. Giáo viên được hỏi về thời gian họ đến và rời khỏi trường trong một tuần cụ thể, và số giờ làm việc tại nhà cùng các câu hỏi khác.

Cuộc khảo sát cho thấy:

  • 74,4% giáo viên trung học cơ sở làm thêm hơn 80 giờ mỗi tháng
  • 66,9% giáo viên cho biết đã làm việc ngoài giờ từ 20 giờ trở lên trong tuần – vượt qua ngưỡng rủi ro tử vong vì làm việc quá sức, hay còn gọi là “karoshi” trong tiếng Nhật
  • 18,1% giáo viên trung học cơ sở và 10,8% giáo viên tiểu học làm thêm từ 40 giờ trở lên mỗi tuần

Hơn nữa, ở cả trường tiểu học và trung học cơ sở, khoảng một nửa số giáo viên được khảo sát cho biết họ không có thời gian nghỉ giữa giờ.

Cuộc khảo sát cũng phát hiện ra những yêu cầu vô lý của các nhân viên quản lý đối với giáo viên trong việc báo cáo thấp hơn thời gian làm việc thực tế. Khi được hỏi liệu họ có bị yêu cầu viết lại báo cáo công việc để hợp lý hoá số giờ làm thêm trong 2 năm qua hay không, 16,6% giáo viên trả lời là “có”.

giáo viên Nhật Bản karoshi

Liên quan đến hạn chế giáo viên làm thêm từ 40 giờ trở lên trong một tuần,

  • 32,7% giáo viên tiểu học và 24,4% giáo viên trung học cơ sở cho biết họ đã nhận được yêu cầu như vậy
  • 43% giáo viên tiểu học cho biết họ “không báo cáo chính xác” giờ làm việc cuối tuần của mình

Từ khảo sát còn có thể thấy rằng thời gian làm thêm giờ càng nhiều, họ càng cảm thấy lo lắng.

Bình luận về lý do số giờ làm việc bị báo cáo thấp, Giáo sư Uchida đã trích dẫn một bản sửa đổi năm 2019 đối với luật điều kiện làm việc và tiền lương của nhân viên giáo dục, trong đó hạn chế làm thêm giờ ở mức 45 giờ mỗi tháng.

Uchida cho biết: “Với sự hướng dẫn chặt chẽ hơn cùng với việc quản lý thời gian, công việc mang về nhà cũng ngày càng tăng. Nhà trường phải gia tăng số lượng nhân viên và giảm lượng công việc hoặc thực hiện việc thuê ngoài”.

Nhân viên y tế ở Nhật đã và đang làm việc quá sức

Sự chênh lệch giới tính ở cấp quản lý trong công ty Nhật

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る