Kiến thức về Ung thư cổ tử cung

Ung thử cổ tử cung trong tiếng Nhật là 子宮頸がん (Shikyukeigan). Đây là một bệnh phổ biến ở phụ nữ trên thế giới và có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm cũng như có vắc xin phòng ngừa.

Đối với các bạn đang sống ở Nhật, các kiến thức cần biết về ung thư cổ tử cung hay thông tiêm tiêm phòng… là nên nắm để bảo vệ sức khoẻ của chính mình.

Tại chuỗi bài viết mới về ung thư cổ tử cung, LocoBee sẽ lần lượt giới thiệu tới bạn các kiến thức chung cũng như chương trình tiêm chủng… của Nhật nhé.

Bài đầu tiên này sẽ là những hỏi đáp giúp bạn hiểu hơn về ung thư cổ tử cung được cung cấp bởi Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản.

 

#1. Ung thư cổ tử cung là gì?

“Ung thư cổ tử cung” là ung thư phát triển trong cổ tử cung của phụ nữ.

ung thư cổ tử cung hpv

Nguyên nhân là do một loại vi rút được gọi là vi rút u nhú ở người (HPV) có liên quan đến sự phát triển của ung thư cổ tử cung. Loại vi rút này được biết là được tìm thấy ở hơn 90% bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung và được cho là trở thành ung thư khi nhiễm vi rút HPV trong thời gian dài. HPV thường được biết là lây truyền qua hoạt động tình dục.

 

#2. Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung thường hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, ngoài ra có thể thấy ra máu ngoài kỳ kinh, chảy máu trong hoặc sau sinh hoạt tình dục. Nếu nó tiến triển, bệnh nhân cũng có thể bị đau bụng dưới và lưng dưới và nước tiểu có máu. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đừng chần chừ hãy đến ngay cơ sở y tế.

ung thư cổ tử cung hpv

Ung thư cổ tử cung nghiêm trọng như thế nào?

Ung thư cổ tử cung được coi là căn bệnh ung thư tương đối dễ chữa khỏi bằng phương pháp điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì có thể phải cắt bỏ tử cung là hoàn toàn có. Cũng giống như các bệnh ung thư khác, nó tiến triển từng chút một nên việc phát hiện muộn sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.

 

#3. Số liệu về bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở Nhật

Có bao nhiêu bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung?

Theo báo cáo, số lượng bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở Nhật Bản là khoảng 11.000 người mỗi năm (2018). Tỷ lệ phát triển ung thư cổ tử cung tương đối cao ở nhóm tuổi trẻ hơn, và tỷ lệ phát triển ung thư cổ tử cung theo nhóm tuổi tăng lên từ những năm 20, cao nhất vào những năm 40, sau đó giảm dần.

ung thư cổ tử cung hpv

Có bao nhiêu người chết vì ung thư cổ tử cung?

Theo báo cáo, hàng năm ở Nhật Bản có khoảng 2.900 người chết vì ung thư cổ tử cung (2019). Tỷ lệ tử vong theo nhóm tuổi có xu hướng tăng từ đầu những năm 30 khi nhóm tuổi ngày càng đi lên.

[Nguồn: Trung tâm Ung thư Quốc gia Dịch vụ Thông tin về Ung thư]

 

#4. Vi rút u nhú ở người là gì?

Vi rút u nhú ở người (HPV) là một loại vi rút lây nhiễm qua da và màng nhầy, có hơn 200 loại. Ít nhất 15 loại HPV lây nhiễm qua màng nhầy đã được phát hiện ở những bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung và được gọi là “HPVs nguy cơ cao”.

ung thư cổ tử cung hpv

Các loại HPV nguy cơ cao này lây truyền qua đường sinh hoạt tình dục, nhưng được cho là có liên quan đến ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư sinh dục, ung thư dương vật,… ngoài ra ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng.

Vi rút u nhú ở người dễ bị lây nhiễm như thế nào?

Người ta đã báo cáo rằng khoảng 10% đến 20% phụ nữ không có bất thường trong tế bào cổ tử cung bị nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV). 50-80% phụ nữ từng có hoạt động tình dục ở nước ngoài bị nhiễm HPV một lần trong đời.

Khi bị nhiễm vi rút này có phải nhất định sẽ chuyển thành ung thư không?

Ngay cả khi bị nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV), vẫn có 90% khả năng vi rút sẽ bị đào thải một cách tự nhiên trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, có những trường hợp vi rút không được đào thải một cách tự nhiên và liên tục lây truyền trong nhiều năm đến nhiều thập kỷ, vẫn có thể dẫn đến ung thư.

Hẹn gặp bạn ở kì tới với các kiến thức liên quan khác về ung thư cổ tử cung nhé!

Tiêm ngừa vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung miễn phí ở Nhật

Chính phủ Nhật đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vắc xin corona

Chi phí cần chuẩn bị cho việc mang thai và sinh con ở Nhật

 

Theo Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản

bình luận

ページトップに戻る