Dự đoán nguy cơ về hậu quả của biến đổi khí hậu chưa từng có ở Nhật

Chúng ta biết rằng các thảm họa liên quan đến thiên nhiên trở nên dữ dội và thường xuyên hơn và được cho là do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu, bao gồm cả Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia Nhật Bản (NIES), đã đặt câu hỏi xem trẻ em ngày nay trên toàn thế giới có thể phải trải qua bao nhiêu trận mưa lớn và đợt nóng nữa so với các thế hệ trước. Ước tính của họ đã được công bố trên tạp chí Science Research Communications của Nhật Bản.

Các nhà hoạt động khí hậu trẻ Nhật Bản lên tiếng trước mục tiêu mới của chính phủ

Nhóm nghiên cứu dựa trên dự đoán của họ về những cá nhân giả định sinh năm 1960, được gọi là thế hệ ông bà, những người sống đến 80 tuổi và chào đón đứa cháu đầu tiên của họ vào năm 2020. Sau đó, các nhà nghiên cứu dự đoán có bao nhiêu hiện tượng thời tiết khắc nghiệt vượt quá cường độ của bất kỳ sự kiện đã xảy ra trong quá khứ trước sự chứng kiện bởi thế hệ ông bà có thể đến với cháu của họ vào sinh nhật lần thứ 80 của ông bà.

Người ta cho rằng nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng và kéo theo những ngày nắng nóng hơn, thì những trận mưa xối xả sẽ trở nên nhiều hơn ở Nhật Bản do sự gia tăng hơi nước trong khí quyển.

Nếu các nỗ lực giảm lượng khí thải toàn cầu không tiến triển và nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt mức cao hơn 4,8 độ C so với mức trước Cách mạng Công nghiệp vào cuối thế kỷ này, trong suốt cuộc đời của họ, thế hệ cháu sẽ phải trải qua 3 đợt mưa lớn kỉ lục. Những thế hệ cháu cũng sẽ trải qua khoảng 400 ngày nóng hơn so với ngày nóng nhất trong cuộc đời của thế hệ ông bà chúng. Nhưng nếu nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng 2 độ C thì con số này lần lượt chỉ là 2 và 20 ngày.

Nhìn sang các khu vực khác trên thế giới, nếu nhiệt độ trung bình vào cuối thế kỷ này cao hơn 4,8 độ C so với mức trước Cách mạng Công nghiệp, thì những người trẻ tuổi bao gồm ở Đông Nam Á, Trung Phi và Tây Bắc Nam Mỹ được dự đoán sẽ chứng kiến ít nhất là ​​5 trận mưa lớn. Ở Bắc Phi và các vùng nhiệt đới của Nam Mỹ, thế hệ cháu được dự đoán sẽ trải qua ít nhất 1.000 ngày nắng nóng bất thường.

Số người chết và bị thương do gấu tấn công ở Hokkaido tăng cao kỷ lục trong năm nay

Nhiều quốc gia trong các khu vực này tạo ra lượng khí thải tương đối thấp. Với sự xuất hiện của mỗi thế hệ, người ta cho rằng sự bất bình đẳng về thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho các quốc gia sản xuất ít khí thải và các quốc gia sản xuất cao sẽ còn tiếp tục kéo dài.

Ông Hideo Shiogama, người đứng đầu Bộ phận Phân tích Rủi ro Hệ thống Trái đất tại NIES và là một trong những người tham gia nghiên cứu, cho biết, “Nó cho chúng ta thấy rằng việc thực hiện các mục tiêu của thỏa thuận về biến đổi khí hậu Paris, nhằm giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới 2 độ C và đến 1,5 C nếu có thể, sẽ giúp khắc phục sự bất bình đẳng theo thế hệ và địa lý.

“Tôi muốn mọi người nghĩ về hiện tượng ấm lên toàn cầu, điều này sẽ kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn trong tương lai, như một vấn đề mà con cháu của chúng ta bị ảnh hưởng đáng kể.”

Cảnh báo: Nhiệt độ cao trong ô tô có thể nguy hiểm đến tính mạng

 

Theo The Mainichi

bình luận

ページトップに戻る