Hình thức hỗ trợ của cơ quan tư vấn dành cho nạn nhân của bạo hành gia đình ở Nhật

  • Khi bị bạo hành ở gia đình, nạn nhân có thể được các cơ quan tư vấn hỗ trợ đến mức độ nào?
  • Đâu là các hình thức hỗ trợ mà các nạn nhân có thể nhận được?

Đây sẽ chính là nội dung mà LocoBee muốn giới thiệu tới các bạn tại bài viết lần này!

Cơ quan tư vấn liên quan bạo hành gia đình ở Nhật

Hành vi nào được coi là bạo hành từ người yêu hoặc vợ chồng ở Nhật?

 

Hình thức hỗ trợ

Ngoài việc bảo vệ tạm thời và hỗ trợ độc lập kinh tế, các cơ quan tư vấn cũng có thể ban hành lệnh bảo vệ để giữ cho người có hành vi bạo hành tránh xa nạn nhân.

Tại cơ sở tư vấn, cố vấn chuyên nghiệp sẽ lắng nghe cẩn thận những lo lắng của nạn nhân để cùng nhau giải quyết các vấn đề. Nếu cần, nạn nhân có thể sẽ được kết nối với một cơ sở hỗ trợ chuyên biệt để hỗ trợ giải quyết vấn đề. Để ngăn chặn bạo lực vợ hoặc chồng và thực hiện các biện pháp khác nhau để bảo vệ nạn nhân, tại Nhật Bản, theo “Đạo luật Phòng chống Bạo lực từ vợ hoặc chồng và Luật Bảo vệ Nạn nhân (Luật Phòng chống Bạo lực Gia Đình)”, có các hỗ trợ như sau:

 

Muốn thoát khỏi đối phương

1, Bảo vệ tạm thời

Nếu bạn muốn sơ tán đến một nơi nào đó để thoát khỏi sự bạo hành của người phối ngẫu, bạn có thể nhận được sự bảo vệ tạm thời tại văn phòng tư vấn phụ nữ. Nơi trú ẩn tạm thời cho phép bạn sống an toàn với con mình trong một thời gian.

2, Hỗ trợ độc lập kinh tế

Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Bạo lực Vợ chồng cung cấp thông tin như cơ quan việc làm, đào tạo nghề, nhà ở công cộng và bảo vệ cuộc sống để hỗ trợ mọi người có thể sống độc lập.

 

Muốn đối phương tránh xa bạn

Nếu nạn nhân bị bạo hành thể xác hoặc bị đe dọa tính mạng có nguy cơ cao bị tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng hoặc thân thể do bị bạo hành thêm, có thể nộp “Lệnh bảo vệ/保護命令” lên tòa án để ngăn đối phương tới gần.

Có các hình thức lệnh bảo vệ như sau:

・ Lệnh cấm tiếp cận nạn nhân (Thời gian: 6 tháng)

Không được để người có hành vi bạo hành đeo bám nạn nhân hoặc lẻn vào nơi ở, nơi làm việc của nạn nhân.

・ Lệnh cấm tiếp cận con cái hoặc người thân của nạn nhân (Thời gian: 6 tháng)

Ngoài bản thân nạn nhân, không được tới gần người có quan hệ ruột thịt với nạn nhân như con cái, người thân của nạn nhân hoặc lén lút đến gần nơi ở, nơi làm việc của nạn nhân.

・ Lệnh cấm điện thoại (Thời hạn: 6 tháng)

Cấm các cuộc gọi điện thoại, gửi thư điện tử tới nạn nhân

・ Lệnh sơ tán (Thời gian: 2 tháng)

Ra lệnh cho người có hành vi bạo hành rời khỏi ngôi nhà đã ở cùng nạn nhân.

Mong rằng các thông tin về luật bạo hành gia đình trên đây sẽ giúp bạn tham khảo hoặc chia sẻ trong trường hợp cần thiết!

10 bí quyết giữ lửa cuộc sống hôn nhân (kì 1)

Nhân viên cửa hàng tiện lợi ngăn cụ già người Nhật trở thành nạn nhân của lừa đảo

 

Theo GOV

 

bình luận

ページトップに戻る