Hành vi nào được coi là bạo hành từ người yêu hoặc vợ chồng ở Nhật?

Bạo hành/bạo lực trong gia đình (từ người yêu, bạn đời, vợ/chồng) là một vấn đề của Nhật Bản. Chính vì thế nếu như sinh sống ở Nhật, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức để có thể đối phó với từng huống này hoặc đơn giản là có thể chia sẻ cho người nào đó đang rơi vào hoàn cảnh này.

Chuỗi bài viết về bạo hạnh gia đình (DV – Domestic Violence/ドメスティック・バイオレンス) sau đây hi vọng sẽ giúp bạn có được một số tham khảo cần thiết. Bài viết kì lần này sẽ là các hành vi được coi là bạo lực gia đình.

Cơ quan bảo vệ nhân quyền của Bộ Tư pháp cung cấp tư vấn nhân quyền miễn phí cho người nước ngoài – phiên bản năm 2021

 

“Bạo lực” là gì?

Có nhiều loại bạo lực khác nhau như bạo lực về tinh thần và kinh tế cũng như thể chất.

Bạo lực gia đình tại Nhật Bản tiếp tục đạt mức cao kỉ lục

Bạo lực không chỉ đề cập đến bạo lực thể chất như đánh và đá. Không chuyển chi phí sinh hoạt, quấy rối tinh thần như phủ nhận nhân cách hoặc giám sát chặt chẽ các mối quan hệ bạn bè, đe dọa (tấn công tâm lý) có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc gia đình. Bạo lực cũng bao gồm hạn chế đi làm các công việc ở bên ngoài (áp lực tài chính) và ép buộc hoạt động tình dục mặc dù không thích (cưỡng bức tình dục).

 

Cách hành vi thuộc bạo lực gia đình

  1. Bạo lực thể thể xác
  • Đánh đập, đá
  • Ném mọi thứ
  • Đánh bằng bất cứ thứ gì đó có thể làm đau
  • Chĩa dao vào người
  • Kéo tóc, đẩy, bóp cổ
  • Đổ nước sôi (làm cho bỏng)

 

2. Tấn công tâm lý

  • Hò hét to, nguyền rủa, đập phá mọi thứ
  • Bỏ qua mọi lời nói của đối phương trong thời gian dài
  • Làm sợ hãi bằng việc đá, đập phá cửa, tường nhà, ném đồ đạc
  • Phí báng, lăng mạ nhân phẩm đối phương bằng lời nói
  • Đe doạ sẽ làm hại con nhỏ
  • Vu khống trên SNS
  • Theo dõi sát các mối quan hệ giữa bạn bè, các cuộc gọi, tin nhắn…
  • Soi xét, ra lệnh về hành động, cách ăn mặc
  • Không tha thứ nếu nói chuyện với người khác giới khác

 

3. Áp lực tài chính

  • Không đưa tiền sinh hoạt phí
  • Khi đi hẹn hò luôn bắt đối phương phải trả mọi chi phí
  • Vay tiền và không bao giờ trả
  • Bắt ép đối phương phải mua đồ cho mình một cách vô lý

 

4. Cưỡng bức tình dục

  • Cưỡng bức, bắt ép thực hiện các hành vi tình dục
  • Cho xem các video, tạp chí khiêu dâm dù không muốn
  • Không hợp tác trong việc tránh thai
  • Buộc phá thai

Lưu ý: trên đây là các hành vi tham khảo, tất cả có quy định tại 配偶者暴力防止法第1条の「配偶者からの暴力」(Luật phòng chống hành vi bạo lực gia đình điều 1) 

 

Lưu ý khác

Việc bạo hành thân thể không chỉ khiến nạn nhân bị thương mà còn nguy hiểm đến tính mạng. Ngay cả sau khi không bị bạo lực, nỗi sợ bị bạo lực vẫn tồn tại, gây ra bất ổn về cảm xúc và PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn), làm suy giảm sức khỏe tâm thần.

Ngoài ra, trong gia đình có trẻ em, trẻ có thể chứng kiến ​​cảnh cha bạo hành mẹ (hoặc ngược lại), trẻ cũng có thể bị bạo hành. Trong môi trường gia đình như vậy, sự an toàn và sự phát triển lành mạnh của trẻ có thể có tác động đáng kể. Lớn lên trong gia đình mà vấn nạn bạo hành có thể gây sang chấn tâm lý cho trẻ, dù trẻ có trực tiếp chứng kiến ​​cảnh bạo hành hay không, cũng là hành vi xâm hại tâm lý trẻ em …

Tại kì tiếp theo, LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn cần làm gì khi gặp bạo lực gia đình.

Mua nhà ở Nhật Bản: Ưu điểm của căn hộ với gia đình có con nhỏ

 

Theo GOV

bình luận

ページトップに戻る