3 loại dép truyền thống của Nhật Bản

Với nền văn hóa truyền thống có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, Nhật Bản là “cái nôi” sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều những “mảnh ghép” văn hóa độc đáo và đặc trưng. Trong số đó, “dép” Nhật Bản góp một phần không nhỏ trong quá trình tạo dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhất hành tinh này. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu 3 loại dép truyền thống của Nhật Bản trong bài viết sau.

Điều cần biết khi ăn ở nhà hàng sushi cao cấp (kì 3)

 

Geta (下駄)

Geta truyền thống của Nhật Bản là những đôi dép bằng gỗ nổi bật chủ yếu nhờ những chiếc “răng” là những miếng gỗ hỗ trợ gắn vào đế dép, nhằm giúp người mang có đủ chiều cao để giữ cho các bộ kimono không bị kéo lết trong bùn tuyết.

Geta một răng được gọi là tengu geta, chủ yếu được dành cho diễn viên, các điệu múa, lễ hội hay trang phục truyền thống. Loại dép này chỉ có một chiếc răng duy nhất nằm chính giữa đế.
Geta pokkuri (koppori) đặc trưng bởi đế to, bên trong rỗng và phát ra âm thanh khi đi. Đây là geta thường được các maito sử dụng (geisha tập sự), hoặc các cô gái trẻ mang trong những dịp lễ hội truyền thống.

 

Zori (草履)

Zori của nữ có gót cao, phần đế được bo tròn nhẹ nhàng, còn zori của nam lại có đế phẳng và hơi tròn. Chất liệu để làm ra những đôi dép zori có thể là nút chai, nhựa, rơm, gỗ, vải thổ cẩm hoặc bất cứ một vật liệu hiện đại nào khác.

Zori của phụ nữ được trang trí công phu khi đi kèm với kimono trong những dịp quan trọng, ví dụ trong lễ cưới, zori được phủ bằng vải gấm với họa tiết sặc sỡ. Đối với nam giới, zori ít cầu kì hơn và thường được làm bằng rơm hoặc gỗ.

 

Jika tabi (地下足袋)

Tabi là tất trắng xẻ ngón ở ngón cái, luôn đi kèm với zori của phụ nữ (ngoại trừ loại zori làm bằng rơm) nhưng chỉ được nam giới sử dụng trong những dịp trang trọng.

Tabi được may từ vải cắt theo mẫu. Bàn chân được luồn vào qua một hàng dây buộc ở phía sau và nút tabi ở mắt cá chân.

Jika tabi có hình dạng như tabi nhưng lại có chức năng như một loại giày hoặc ủng. Jika-tabi được sáng chế vào thế kỷ 20, sử dụng chất liệu chắc chắn như cao su để làm đế. Những đôi giày này thường được mang bởi nông dân, công nhân xây dựng, người kéo xe kéo, hoặc người làm vườn.

5 bức ảnh cho bạn biết người Nhật không hề “nhạt”

7 chú ý về trang phục của mẹ khi đi nhập học cho con ở Nhật

 

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る