Tokyo đối mặt với nguy cơ lây nhiễm corona rộng hơn vào mùa đông

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Làn sóng COVID-19 thứ hai đã lan rộng trên toàn quốc bắt đầu từ Tokyo với số người nhiễm được dự đoán sẽ vượt xa làn sóng đầu tiên vào mùa xuân. Tuy nhiên, ngay cả khi lây nhiễm trên diện rộng vẫn có sự khác biệt giữa các vùng về số người tử vong. Ở Tokyo, số người tử vong vì COVID-19 đã giảm đáng kể và ngược lại ở Osaka, Fukuoka và Aichi lại tăng lên. Sự lây lan của bệnh truyền nhiễm sang người già dường như đã dẫn đến sự khác biệt.

Ngày 23/10, tại Hokkaido phát hiện cụm nhiễm bệnh tại một ngôi nhà chung và câu lạc bộ nơi những người cao tuổi sinh sống trong thành phố Sapporo. Số người nhiễm bệnh đạt mức kỉ lục là 51 người. Tại thành phố Hiromae, tỉnh Aomori, đầu tháng 10 đã phát hiện cụm dịch tại nhà hàng và lây nhiễm lan sang các bệnh viện trong thành phố.

Trong báo cáo được trình bày ngày 29/10, người ta đã làm rõ rằng làn sóng thứ hai bắt nguồn từ Shinjuku ở Tokyo bao gồm cả kết quả phân tích gen của virus. Từ cuối tháng 5, số người nhiễm bệnh tăng nhanh ở các khu vui chơi giải trí tập trung vào các nhà hàng ăn uống. Sau đó, nó mở rộng sang các tỉnh lân cận như Osaka, Fukuoka và Aichi với thời gian trễ hơn. Báo cáo có phân tích rằng từ những cụm dịch tại các nhà hàng, virus lây lan đến nơi làm việc, nhà riêng và thậm chí cả các cơ sở điều dưỡng cho người cao tuổi. Sự lây lan này đang trở thành mối lo ngại vì đối với người già nguy cơ bệnh trở nên trầm trọng sẽ cao hơn.

Tại Osaka, dịch bệnh xảy ra từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 9 tại 9 cơ sở y tế và 23 cơ sở điều dưỡng dành cho người già, người tàn tật với số người mắc bệnh lên tới 675 người. Trước đó cũng có cụm dịch tại 6 cơ sở y tế với tổng số 284 người nhiễm bệnh. Ngay cả ở tỉnh Fukuoka, từ tháng 8 trung tâm của cụm dịch đã chuyển từ nhà hàng sang các cơ sở y tế và cơ sở phúc lợi.

Số người nhiễm bệnh trong làn sóng thứ hai (tháng 7 đến tháng 9) trên toàn quốc tăng gấp 4 lần so với làn sóng thứ nhất (tháng 3 đến tháng 5). Số người tử vong giảm gần 300 người xuống còn 601 người. Tuy nhiên, số người chết tăng 1,4 lần ở Osaka, 2,3 lần ở Fukuoka và 1,5 lần ở Aichi. Tại 3 tỉnh này, sau khi số người trẻ mắc bệnh tăng lên thì số người mắc bệnh từ 80 tuổi trở lên có xu hướng trở nặng đã tăng gấp 3,5 đến 5,6 lần.

Mặt khác tại Tokyo nơi số người bị nhiễm trong làn sóng thứ hai là khoảng 20.000 người thì số người ở độ tuổi 80 trở lên cũng gần như tương đương. Số người tử vong đã giảm 70%. Số người tử vong ở các tỉnh Kanagawa, Saitama và Chiba cũng giảm trong làn sóng thứ hai. Tại 4 tỉnh này, số người nhiễm bệnh không giảm ngay cả khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ vào tháng 5 và phần lớn số người nhiễm bệnh vẫn còn cho đến đầu tháng 7.

Theo chính quyền thành phố Tokyo, tính đến cuối tháng 5 đã có 131 người tử vong, chiếm 40% tổng số người tử vong. Từ tháng 6 đến tháng 9 là 29 người. Vào đầu mùa xuân, phải mất 4 đến 7 ngày để biết kết quả kiểm tra nhưng hiện tại kết quả sẽ có ngay vào ngày hôm sau.

Làn sóng thứ hai bắt đầu trong khi cả nước cố gắng khôi phục hoạt động kinh tế. Số người mắc bệnh bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh vào đầu tháng 8 nhưng lại tiếp tục tăng nhẹ kể từ tháng 10. Có quan điểm cho rằng virus corona mới sẽ trở nên phổ biến hơn vào mùa đông. Gần đây đã có trường hợp một số bệnh viện đại học từ chối tiếp nhận bệnh nhân nặng vì không còn chỗ trong ICU. Nếu dịch bệnh lan rộng thì số lượng người cao tuổi sẽ tăng lên, tỷ lệ tử vong chắc chắn sẽ tăng lên. Vì vậy cần phải thực hiện triệt để các biện pháp nhằm phòng chống dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

Các tỉnh có số người tử vong nhiều nhất

Thứ tự Tháng 3 ~ tháng 5 Tháng 7 ~ tháng 9 Tỉ lệ tăng
1 Tokyo 304 người Osaka 120 người 1,4 lần
2 Kanagawa 85 người Tokyo 83 người 0,3 lần
3 Hokkaido 84 người Fukuoka 65 người 2,3 lần
4 Osaka 83 người Aichi 52 người 1,5 lần
5 Saitama 48 người Kanagawa 42 người 0,5 lần

Hoạt động hỗ trợ người nước ngoài mất việc do corona của Chính phủ Nhật Bản

 

Theo asahi

bình luận

ページトップに戻る