Nguy hiểm khi đeo khẩu trang vào mùa hè! Cách sơ cứu khi bị say nắng!

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Để phòng lây nhiễm virus corona, khẩu trang đã trở thành vật bất li thân của mọi người khi ra đường từ đầu năm nay. Cùng với đó thời tiết mùa hè có nguy cơ dẫn đến say nắng nguy hiểm. Nếu có triệu chứng say nắng cần phải nhanh chóng sơ cứu. Say nắng tuỳ theo các điều kiện khác nhau mà có thể dẫn đến nguy hiểm cho bất kì ai. Việc sơ cứu kịp thời sẽ giúp ngăn bệnh trở nên nghiêm trọng. Nếu say nắng chuyển nặng có thể dẫn đến tử vong. Do đó hãy cùng xem những cách sơ cứu khi bị say nắng ngay sau đây!

 

Bị say nắng sẽ như thế nào?

Say nắng có các triệu chứng từ nhẹ đến bặng, mỗi gian đoạn sẽ có một vài triệu chứng nhìn thấy được.

Chi tiết xem tại bài viết:

Cẩn thận với say nắng trong đại dịch corona! Các triệu chứng say nắng cần biết!

Khi đã bị say nắng nếu triệu chứng nhẹ có thể nhiệt độ cơ thể sẽ không tăng. Ban đầu dù bị nhẹ nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể làm bệnh trở nặng, do đó cần có những biện pháp xử lí thích hợp.

Nếu bị chóng mặt, nhiệt độ cơ thể tăng, đau đầu, buồn nôn, chuột rút hoặc đổ mồ hôi bất thường cần sơ cứu ngay lập tức. Nếu mất ý thức thì bệnh có khả năng đe doạ đến tính mạng nên cần phải gọi cấp cứu ngay.

 

3 điểm chính trong sơ cứu

1. Di chuyển đến nơi mát mẻ

Đầu tiên cần đi đến hoặc di chuyển người bị say nắng vào trong phòng mát mẻ có điều hoà. Nếu đang ở ngoài trời thì di chuyển đến nơi thoáng mát và nghỉ ngơi.

2. Cởi quần áo, làm mát cơ thể, hạ nhiệt độ

Việc nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo giúp cơ thể thoát nhiệt dễ dàng hơn. Để làm mát các mạch máu lớn gần da có thể dùng túi chườm mát hoặc gối nước để vào hai bên cổ và nách, bàn chân… Ngoài ra có thể làm mát bằng việc xịt nước lên da, dùng quạt để làm giảm nhiệt cơ thể.

3. Bổ sung nước và muối

Uống nước chuyên dành cho thể thao là cách để bổ sung đồng thời cả muối và nước. Nếu bị nôn hoặc bất tỉnh mà uống nước sẽ gây nguy hiểm do nước đi vào đường hô hấp nên không nên uống nhiều quá.

 

Phân loại và xử lí say nắng

  • Say nắng nặng cấp I: chóng mặt, đau cơ, ra nhiều mồ hôi

<Biện pháp xử lí> Di chuyển đến nơi mát mẻ, nghỉ ngơi, làm mát bề mặt cơ thể, bổ sung nước và muối

  • Say nắng nặng cấp II: đau đầu, buồn nôn, cơ thể uể oải, thiếu sức lực, giảm khả năng tập trung và phán đoán

<Biện pháp xử lí> Di chuyển đến nơi mát mẻ, nghỉ ngơi, làm mát cơ thể, bổ sung nước và muối. → Nếu không thể tự uống nước hoặc nếu không cảm thấy bất kỳ sự cải thiện triệu chứng nào cần đến ngay bệnh viện.

  • Say nắng nặng cấp III: rối loạn ý thức, co giật, rối loạn vận động

<Biện pháp xử lí> Di chuyển đến nơi mát mẻ, làm mát bề mặt cơ thể, điều chỉnh hô hấp →  Gọi xe cứu thương →  Nhập viện.

 

Nếu nghĩ rằng mình có thể bị say nắng thì phải xử lí ngay

Nếu bạn bị say nắng, điều quan trọng nhất là phải xử lí thật nhanh chóng.

Ngoài 3 điểm chính trong sơ cứu say nắng là di chuyển đến nơi mát mẻ, cởi bỏ quần áo và làm mát cơ thể, bổ sung muối và nước thì còn có “đưa đến cơ quan y tế”. Thực hiện đúng 4 phương pháp này có thể tránh được việc bị say nắng nặng hơn.

Nếu các triệu chứng say nắng đã rõ ràng và cơ thể vẫn còn đủ tỉnh táo, trước tiên cần bổ sung nước và muối thích hợp tại nơi râm mát hoặc trong nhà và nghỉ ngơi. Nếu ý thức không rõ ràng cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc cảm thấy không thoải mái, hãy tới cơ sở y tế để khám bệnh.

 

Đừng chủ quan khi các triệu chứng được cải thiện

Dù các triệu chứng của say nắng đã cải thiện thì không có nghĩa là bạn được chủ quan. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn đã hồi phục, các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện trở lại. Sẽ rất nguy hiểm khi bắt đầu tập thể dục hoặc làm việc trong thời tiết nóng ngay sau khi các triệu chứng biến mất.

 

Thực hiện các biện pháp chống say nắng hàng ngày

Say nắng có thể phòng hàng ngày bằng cách tránh nóng, bổ sung nước thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý và không làm quá sức. Tuy nhiên, ngay cả khi đã cẩn thận bạn vẫn có thể bị say nắng khi tập thể dục, đi làm. Tìm hiểu các biện pháp thích hợp để đối phó với say nắng là điều cần thiết cho chính bạn và những người xung quanh. Việc đeo khẩu trang giúp phòng tránh corona nhưng cũng làm bạn có nguy cơ bị say nắng. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống say nắng thật cẩn thận.

Ăn gì để “chống chọi” với ngày hè Nhật Bản?

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る