J League – Giải đấu bóng đá chuyên nghiệp tại Nhật Bản

Bóng đá là môn thể thao được chơi ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Người ta dự tính số lượng người chơi bóng đá chuyên và không chuyên vào khoảng 260 triệu người. Được tổ chức 4 năm một lần, FIFA World Cup là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới cùng với Thế vận hội thu hút hơn 30 tỷ khán giả xem qua truyền hình trên toàn thế giới, trở thành môn thể thao được yêu thích nhất trên thế giới.

Ở mỗi quốc gia có những giải đấu chuyên nghiệp riêng và giành được sự quan tâm của già trẻ, trai gái. Tại Nhật cũng vậy. Lần này, LocoBee sẽ giới thiệu giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản – J League.

[Dạo quanh lịch sử Nhật Bản với Sumo] Sumo là gì?

 

#1. J League là gì?

Tên chính thức là Liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản, tiếng Nhật là “日本プロサッカーリーグ”, tiếng Anh là Japan Professional Football League, được gọi là “J League”.

10 câu lạc bộ đã được ra mắt vào năm 1993. Sau đó, với sự gia tăng số lượng câu lạc bộ do lộ trình mở rộng của giải đấu, vào năm 1999, hệ thống được chia thành 2 hạng đấu là J League hạng 1 tức J1 và J League hạng 2 tức J2. Sau đó vào năm 2014, J League hạng 3 ra đời và J League trở thành 1 hệ thống 3 giải đấu J1, J2 và J3.

Trang web chính thức của J League: https://www.jleague.jp/

 

#2. Số lượng câu lạc bộ hiện tại

Tính đến đầu mùa giải 2020, 56 câu lạc bộ (gồm 18 câu lạc bộ J1, 22 câu lạc bộ J2, 16 câu lạc bộ J3) có trụ sở tại 38 tỉnh thành trên toàn nước Nhật. Số lượng khán giả đã vượt qua bóng chày chuyên nghiệp Nhật Bản, và nó đặc biệt cũng giành được nhiều tình cảm của người xem ở khắp châu Á.

Nguồn: https://www.vissel-kobe.co.jp/fanpark/doad/

 

#3. Thời gian tổ chức và cơ chế của J League

J League chủ yếu bao gồm 3 danh hiệu lớn trong nước là J1 League, Cúp của Hoàng đế và Cúp Levain YBC. Hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc của Giải đấu J1.

Thời gian thi đấu

Đây là giải đấu kéo dài cả năm được chia thành 2 với tổng cộng 34 vòng đấu tại hệ thống sân nhà và sân khách của 18 đội thuộc J1.

Về cơ bản, các trận đấu được tổ chức vào mỗi thứ Bảy hoặc Chủ nhật. Đội có nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. Trong mỗi trận đấu, nếu thắng sẽ ghi 3 điểm, hoà ghi 1 điểm và thua sẽ là 0 điểm. Nếu tổng số điểm giành được là như nhau, thứ hạng sẽ được xác định dựa trên sự khác biệt về chênh lệch điểm thắng thua hoặc tổng số bàn thắng ghi được.

Cơ chế của J1 (2020)

Các đội xếp thứ 17 và 18 trong giải đấu J1 sẽ được tự động hạ cấp xuống J2 trong giải đấu của năm sau và thứ 1 và thứ 2 trong J2 sẽ được tự động thăng hạng lên J1. Ngoài ra, trong “Chế độ Playoff thăng hạng J1”, 5 đội gồm đội xếp thứ 16 của giải đấu J1 và đội xếp từ 3 đến 6 của J2 sẽ tham dự vòng play-off J1 và đội chiến thắng sẽ được thăng hạng và được tham dự giải đấu J1 vào năm tới.

Tiền thưởng dành cho đội chiến thắng là 300 triệu yên. Đội chiến thắng cho mùa giải 2019 là Yokohama F. Marinos.

* Do sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trận đấu cuối cùng của năm 2020 đã được lên kế hoạch tổ chức vào thứ Bảy, ngày 5 tháng 12 năm 2020. Tuy nhiên do quy định đã thay đổi nên trận cuối cùng của J1 sẽ là ngày 19 tháng 12. Liên quan đến việc thăng và hạ thứ hạng, 2 đội hàng đầu của J2 và J3 được tự động thăng hạng và không có việc hạ cấp. Ngoài ra các trận play-off với mục đích thăng hạng lên J1 sẽ không diễn ra. (2020/6/8).

 

#4. J League thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới

Năm 2017, J League đã ký hợp đồng quyền phát sóng với giá trị khổng lồ khoảng 210 tỷ yên trong 10 năm với dịch vụ livestream trực tiếp DAZN. Theo thỏa thuận tài trợ này, mỗi câu lạc bộ có thể ký hợp đồng với các cầu thủ hạng ngôi sao từ khắp nơi trên thế giới.

Một ví dụ điển hình cho điều này là cựu tiền vệ của đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha MF – Andres Iniesta đã ký hợp đồng với Vissel Kobe vào năm 2018. Do hợp đồng với DAZN và thành công của Iniesta, J League hiện là trung tâm chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Vì thế bạn có thể thấy cầu thủ lớn yêu thích của mình chơi trong J League đấy.

Nguồn: https://www.vissel-kobe.co.jp/fanpark/doad/

Mong rằng với những kiến thức ngày hôm nay, bạn sẽ có thể am hiểu hơn về J League cũng như thấy thú vị hơn khi xem các trận đấu của giải bóng này nhé!

Kubo Takefusa – cầu thủ bóng đá được mệnh danh là Messi Nhật Bản

Hướng dẫn mua vé và thưởng thức các trận đấu của giải J League tại Nhật Bản

Chiến lược châu Á của J League và mối quan hệ giữa bóng đá Nhật Bản – Việt Nam

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る