Điểm “khác người” của xin việc ở Nhật từ góc nhìn của người nước ngoài (kì 2)

Ở bài kì trước, LocoBee đã giới thiệu tới các bạn 4 đặc điểm “hơi khác người” trong quá trình xin việc ở Nhật. Hãy tham khảo thêm tại Kì 1. Tiếp tục với chủ đề này hãy cùng tìm hiểu thêm để chuẩn bị tâm lý nếu như bạn có ý định xin việc ở Nhật nhé!

 

Thời gian và không khí phỏng vấn

Với nhiều người nước ngoài các buổi phỏng vấn dài của Nhật là điểm làm họ ngạc nhiên. Tại Nhật các vòng phỏng vấn có thể dài đến cả nửa tiếng, một tiếng đồng hồ còn như Mỹ chỉ tầm 10 phút là xong.

Những quy tắc cần chú ý trong phỏng vấn tìm việc

Mặt khác nếu như ai đó đã từng tham gia phỏng vấn ở Nhật thì có thể cảm nhận thấy một điều đó là không khí của một buổi phỏng vấn ở Nhật “hơi lạ”. Ứng viên sẽ được hỏi các câu như giới thiệu bản thân, nói về động cơ xin việc hay tự đánh giá về điểm mạnh của mình. Với nhiều người nước ngoài thì việc bài bản hoá nội dung của một cuộc phỏng vấn xin việc như thế này chẳng khác nào một phiên toà hay một buổi mai mối 🙂

 

Sơ yếu lí lịch viết tay

Hiện nay tại Nhật, Sơ yếu lý lịch phục vụ cho quá trình xin việc của sinh viên mới ra trường chủ yếu là hình thức viết tay (Sơ yếu lí lịch chuyển việc thì sử dụng hình thức đánh máy nhiều hơn).

[Tìm việc ở Nhật] Nên viết tay hay đánh máy sơ yếu lí lịch?

Trái lại ở một số quốc gia việc đánh máy và nộp bản in Sơ yếu lí lịch được cho là tất yếu. Ví dụ như ở Mỹ nếu như ai đó nộp một bản Sơ yếu lí lịch viết tay thì có thể nhận được ấn tượng không tốt từ nhà tuyển dụng.

 

Sơ yếu lí lịch có dán ảnh

Ở Nhật việc dán ảnh thẻ vào Sơ yếu lí lịch là điều hiển nhiên. Thế nhưng ở một số quốc gia đây là hành động được xem là phân biệt vì khi nhìn vào khuôn mặt của người phỏng vấn một phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến phán đoán của nhà tuyển dụng. Chính vì thế tại nhiều quốc gia việc Sơ yếu lí lịch của Nhật có dán ảnh được coi là “khác người”.

[Tìm việc ở Nhật] Chú ý về Ảnh dán trên sơ yếu lí lịch

 

Tương tự với lí do trên việc ghi tuổi tác, giới tính vào Sơ yếu lí lịch ở Nhật được cho là bình thường thì ở nước ngoài đây là các nội dung không được đề cập.

 

Quy tắc ứng xử khi phỏng vấn

Nhật Bản là một xã hội coi trọng lễ nghi phép tắc, điều này có trong quá trình phỏng vấn xin việc. Chính vì thế mà các sinh viên cũng cần phải cẩn thận khi tham gia phỏng vấn.

Vào và ra khỏi phòng như thế nào cho đúng khi đi phỏng vấn xin việc?

Một số quy tắc tiêu biểu có thể kể ra đó là: cách mở cửa, đóng cửa khi vào và ra khỏi phòng phỏng vấn, các góc độ cúi đầu khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh, khi được tiễn ra ngoài thang máy cần phải cúi đầu chào cho đến khi cửa thang máy được đóng lại… Ngược lại ở nước ngoài gần như không có điều này.

 

Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá thì có thể nói hình thức phỏng vấn hay quá trình xin việc cũng đã có chút thay đổi. Tuy nhiên các đặc trưng trên đây sẽ vẫn còn bắt gặp nhiều ở các doanh nghiệp. Nếu đang tìm việc ở Nhật hãy chú ý nhé! Chúc bạn thành công!

Văn hoá công ty Nhật

Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

Theo Business Textbooks 

bình luận

ページトップに戻る