Thực trạng bác sĩ không lương

“Bác sĩ không lương” là từ để chỉ những bác sĩ trẻ khám chữa bệnh ở các bệnh viện nhưng không nhận được tiền lương. Những năm 1960 đã bắt đầu có sinh viên lên tiếng về vấn đề này, sau đó nhà nước đã thay đổi chính sách đãi ngộ dành cho các bác sĩ trẻ nhưng bản thân thực trạng này không được công nhận trong suốt thời gian dài tại Nhật Bản.

Tháng 1/2019, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) đã thực hiện khảo sát với đối tượng là 108 cơ sở có khoa y, khoa nha trực thuộc các bệnh viện trên toàn quốc để xác nhận về tình trạng “bác sĩ không lương”.

Kết quả là MEXT phải công nhận sự tồn tại của “bác sĩ không lương” với ít nhất là 2.000 bác sĩ tại 50 bệnh viện đại học trên toàn quốc.



Quyền lực kim tự tháp

Sinh viên muốn trở thành bác sĩ sau khi học xong 6 năm ở khoa y phải tham dự kì thi quốc gia để lấy được bằng bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp, 2 năm đầu tiên của bác sĩ trẻ được gọi là “thực tập ban đầu”, mỗi tháng được trợ cấp 300.000 yên. Bác sĩ trẻ được phân về các khoa của trường đại học và thực hiện khám bệnh trong vài năm để tích luỹ kinh nghiệm, tuỳ theo khoa mà sẽ có các chức danh như thạc sĩ và nhân viên y tế.

Trong khoa sẽ có giáo sư đứng đầu, tiếp đó là phó giáo sư, giảng viên, trợ lí… được sắp xếp theo hình kim tự tháp. Đứng cuối cùng là thạc sĩ và nhân viên y tế làm nhiệm vụ khám chữa bệnh như bác sĩ nhưng không nhận được lương hoặc lương rất thấp.

Bác sĩ trẻ làm việc tại các khoa y nếu muốn có bằng về chuyên môn hoặc tiến sĩ y khoa cần giữ được mối quan hệ với những người có liên quan tới bệnh viện. Chính vì mô hình phân cấp quyền lực như trên mà những thắc mắc hoặc tiếng nói của bác sĩ trẻ khó mà lên được tới cấp cao, khiến cho mọi người đều nghĩ rằng các bác sĩ trẻ không gặp vấn đề gì.

 

Hợp đồng gian dối

Một nam bác sĩ 30 tuổi muốn trở thành tiến sĩ y khoa nên đã làm việc tại một bệnh viện đại học trung tâm Tokyo. Mặc dù nói là học nhưng anh không có thời gian để nghiên cứu mà phải khám ngoại trú và phẫu thuật từ sáng đến đêm như như bác sĩ bình thường. Tuy nhiên anh chỉ nhận được phụ cấp chứ không hề có lương, không được đóng bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm lao động. Để có tiền đóng học phí đi, hàng tuần anh phải dành một ngày để làm bác sĩ ngoài giờ.

Sau điều tra của MEXT, các bệnh viện đại học đã chuyển trạng thái từ không trả lương cho bác sĩ trẻ thành mỗi tháng trả vài man. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp bác sĩ trẻ phải làm việc mỗi ngày mà chỉ được ghi trong hợp đồng là 1 tuần làm việc 1 ngày.

Năm 2024 Nhật Bản ước tính thiếu 14.400 bác sĩ nội khoa, 5.800 bác sĩ ngoại khoa

 

Tổng hợp: NHK



bình luận

ページトップに戻る