Đậu phụ Nhật Bản – có thể bạn chưa biết

Thực hành ăn uống lành mạnh và ăn chay ngày càng nên phổ biến ở nhiều quốc gia đã giúp đậu phụ trở thành thực phẩm được yêu thích hơn bao giờ hết. Nhật Bản đã ăn loại protein kỳ diệu này từ thế kỷ thứ 8 (trong tiếng Nhật là tofu) và có thuyết cho rằng Trung Quốc đã làm đậu phụ được 2.000 năm. Do đó, đậu phụ ở Nhật Bản có vô số loại. Vì vậy, sau đây là một số thông tin về đậu phụ Nhật Bản mà có thể bạn chưa biết.

 

Các loại đậu phụ ở Nhật Bản

Kinu và momen

Đậu phụ ở bất kỳ siêu thị Nhật Bản nào cũng có thể khiến bạn cảm thấy hơi choáng ngợp vì chủng loại. Tuy nhiên nhìn chung có 2 loại đậu phụ chính mà bạn sẽ tìm thấy ở một cửa hàng thông thường. Tất cả chúng đều khác nhau đôi chút tùy thuộc vào nhà sản xuất và có nhiều loại phụ đặc trưng cho vùng miền. Thế nhưng nếu tất cả những gì bạn muốn là một khối đậu nành màu trắng để ăn hoặc để nấu, thì lựa chọn của bạn chủ yếu sẽ là đậu phụ lụa – kinu hay kinugoshi hoặc đậu phụ bông – momen.

Kinu hay Kinugoshi, có nghĩa là “lụa” hoặc “lọc lụa”, là loại đậu phụ mềm và mướt hơn. Nó được tạo ra bằng cách tạo gel sữa đậu nành để tạo thành sữa đông, sau đó không cắt và không ép. Điều này dẫn đến độ đặc giống như sữa trứng mượt và hương vị nhẹ nhàng, rất mịn.

tofu

Momen, có nghĩa là “bông”, là đậu phụ cứng, nhưng “cứng” ở đây là một thuật ngữ tương đối. Loại đậu phụ momen chắc chắn cứng hơn đậu phụ kinu, đó là kết quả của quá trình sản xuất khác nhau. Sữa đông momen được để ráo nước, cắt và ép. Tuy nhiên, đậu phụ bông vẫn mềm hơn nhiều so với phô mai sữa và có độ đặc của một chiếc bánh pudding dày.

Sashimi Nhật Bản – Một số loại phổ biến khác

 

Một số loại đậu phụ khác

Ngoài 2 loại đậu phụ chính đó, còn có rất nhiều loại đậu phụ khác nhau để bạn khám phá. Một số sẽ dễ tìm hơn những loại khác, như jun-tofu, có nghĩa là “đậu phụ nguyên chất” và thường được tìm thấy dưới tên tiếng Hàn là sundubu. Đậu phụ nguyên chất bao gồm các loại sữa đông mềm, không ép, thường được trộn với một số loại súp và được bán trong túi. Sau đó, bạn có đậu phụ koya hoặc kori xốp, được đông khô và dùng để đun sôi. Tương tự, đậu phụ sukiyaki được nướng sẵn và dùng làm món lẩu sukiyaki.

Ngoài ra còn có một loạt các sản phẩm đậu phụ có hương vị như đậu phụ edamame, gomadofu vị vừng hoặc đậu phụ yuzu có hương vị trái cây họ cam quýt yuzu.

Điều này thậm chí còn chưa đề cập đến hàng chục, có thể hàng trăm loại đậu phụ địa phương. Có một hương vị quen thuộc đó là đậu phụ cay nồng của Okinawa, được ướp với gạo mạch nha và rượu awamori. Sau đó là hãng iburidofu của tỉnh Gifu, được làm bằng lượng đậu nành nhiều gấp 3 lần so với đậu phụ thông thường và sau đó được hun khói bằng dăm gỗ anh đào sakura.

Chúng ta cũng nên đề cập đến các sản phẩm liên quan đến đậu phụ. Ý của LocoBee là không chỉ đơn giản là các sản phẩm đậu nành khác mà là các sản phẩm phụ của quá trình làm đậu phụ. Ví dụ, yuba là một món ngon được làm từ lớp da trên cùng hình thành khi đun sôi sữa đậu nành. Okara là bã đậu nành còn sót lại từ quá trình làm đậu phụ điển hình, được sử dụng trong một số món ăn cổ điển của Nhật Bản, cũng như được đưa vào các món ăn được yêu thích như bánh rán.

11 món ăn đường phố Nhật Bản bạn nên thử một lần

 

Cách nấu và ăn đậu phụ

Nếu muốn ăn đậu hũ nguyên chất, bạn nên lấy loại đậu mềm, cắt nhỏ vừa cỡ nếu cần và… cho vào miệng. Nhưng vì nó có hương vị rất tinh tế nên bạn có thể phủ lên miếng thứ 2 một ít nước tương. Thêm một ít gừng bào sợi, cá ngừ bào và hành lá là bạn sẽ có món ăn cổ điển của Nhật Bản được gọi là “hiyayakko” hoặc đậu phụ ướp lạnh. Các loại gia vị phổ biến khác cho đậu phụ tươi là sốt ponzu, sốt mè hoặc bất kỳ loại nước sốt salad nào bạn thích.

Đậu phụ thái hạt lựu cắt thành khối vừa ăn cũng là nguyên liệu phổ biến trong súp miso, cũng như các món hầm, sukiyaki và lẩu shabu-shabu. Ngoài ra, đậu phụ mềm có thể được nghiền bằng nĩa và thêm vào các loại rau cắt nhỏ, sau đó chiên giòn để tạo thành món rán ganmodoki, mặc dù nhiều người thích làm chúng với đậu phụ momen cứng hơn. Bạn cũng có thể lấy đậu phụ nghiền nhuyễn trộn với thịt băm để làm món burger.

Đậu phụ thường được dùng thay thế thịt nhưng cũng có tác dụng tương tự với thịt. Burger nửa thịt, nửa đậu phụ là một ví dụ, nhưng bạn cũng có mabodofu, người Nhật chế biến từ món hầm Tứ Xuyên cay làm từ đậu phụ, thịt lợn băm và ớt đỏ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy mabodofu sẵn túi ở khu vực đồ ăn liền ở hầu hết các siêu thị Nhật Bản.

Wasabi – một phần không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản

 

Aburaage – Được mệnh danh là “Phép màu Keto”

“Aburaage” có nghĩa đen là “chiên ngập trong dầu”, đây là mô tả ngắn gọn về cách làm loại đậu phụ này. Tuy nhiên, bằng cách giữ cho miếng đậu phụ mỏng, việc chiên ngập dầu sẽ biến nó thành một loại túi đậu phụ có thể chứa đầy cơm sushi để tạo ra inarizushi hoặc dùng kèm với mì udon để tạo ra kitsune udon. Những miếng đậu phụ chiên giòn dày hơn, không có túi được gọi là “atsuage”. Nhưng aburaage có thể làm được nhiều hơn thế và đó chính là dành cho những người đang theo chế độ ăn keto hay những người theo một số kế hoạch bữa ăn ít carb khác.

aburaage

Aburaage là nguồn cung cấp protein low-carb rẻ tiền. Đôi khi bạn có thể mua một gói 3 gói với giá khoảng 100 yên (khoảng 16 nghìn đồng) và điều tuyệt vời nhất là một gói có thể chỉ chứa 0,3g carbs trong đó. Nó có thể dễ dàng được sử dụng để thay thế trong nhiều món ăn chứa nhiều carb khác nhau như gyoza. Đơn giản chỉ cần cắt đôi miếng aburaage, đổ nhân gyoza vào, dùng tăm ghim lại và chiên. Bây giờ bạn đã có cho mình một ít gyoza ít carb thơm ngon.

Một câu chuyện khá thú vị về món ăn này mà LocoBee cũng muốn giới thiệu đó là vào thời xa xưa, hoàng gia và quý tộc thường dùng aburaage làm mồi nhử khi săn cáo, điều này dẫn đến câu nói cáo thích ăn đậu phụ chiên.

Điều tuyệt vời ở đậu phụ là rất linh hoạt, rất nhẹ nhàng và thấm đẫm mọi gia vị hoặc nguyên liệu khác mà bạn muốn sáng tạo. Bạn có thể tự do thử nghiệm và tạo ra công thức nấu ăn của riêng mình với nó. Và nếu bạn nghe ai đó miêu tả đậu phụ là nhạt nhẽo và nhàm chán, hãy cho họ xem bài viết này.

thành viên LocoBee

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

 

Tổng hợp LocoBee

bình luận

ページトップに戻る