Sự thật đằng sau việc tiền lương của Nhật hầu như không tăng?

Tiền lương trì trệ trong vài thập kỷ qua đã góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở Nhật Bản. Hiện tại, giá cả tiếp tục tăng trên khắp thế giới và ở nhiều quốc gia tiền lương tăng cùng với giá cả. Tuy nhiên ở Nhật Bản, mặc dù giá đã tăng nhưng tiền lương thì không hoặc không đáng kể.

Đâu là lý do của vấn đề này?

 

Sự thật đằng sau việc tiền lương của Nhật hầu như không tăng?

Các công ty buộc phải tăng giá thường giải thích lý do đến từ nước ngoài. Đặc biệt, thực phẩm và năng lượng rất nhạy cảm với giá ở nước ngoài. Ví dụ, nếu giá tăng ở Chicago, nó cũng sẽ tăng ở Tokyo và các nơi khác trên thế giới. Nhưng tiền lương thì khác.

So với Hoa Kỳ và Singapore, Nhật Bản là quốc gia miễn cưỡng tiếp nhận người nhập cư. Việc trả lương cao để thu hút nguồn nhân lực xuất sắc từ nước ngoài không phải là thông lệ nên các công ty không coi trọng việc tăng lương cho người lao động. Ngoài ra, không có nhiều người ở Nhật Bản làm việc cho các công ty liên kết với nước ngoài hoặc chuyển việc sang các công ty nước ngoài. Do đó, tính di động của nguồn nhân lực thấp và các công ty hiểu điều đó. Nhật Bản cần phải thay đổi tình trạng này.

Để khuyến khích tăng lương, Chính phủ Nhật cần tăng nhập cư, tăng lượng lao động để phát triển thương mại và mở cửa nhiều hơn so với hiện tại và bãi bỏ tất cả các luật về thị thực, lao động nước ngoài và hạn chế thương mại.

Ngay cả khi những biện pháp như vậy được thực hiện, tiền lương của người dân sẽ không tăng ngay lập tức. Thế nhưng nếu có thể đưa được nguồn nhân lực xuất sắc từ nước ngoài vào thì sẽ có thể giảm thiểu thiệt hại do dân số già gây ra. Các ý tưởng mới sẽ dẫn đến sự thay đổi và tạo ra môi trường, điều kiện cho sự đổi mới.

Nếu các công ty Nhật làm ăn có lãi, phát đạt thì đời sống của người dân cũng trở nên sung túc. Ngoài ra, đưa lao động lương thấp từ nước ngoài vào sẽ giúp giảm chi phí, dẫn đến giá hàng hoá ổn đinh, chi phí sinh hoạt cũng nhờ vậy được kiểm soát. Ngay cả khi lương không tăng đột ngột, mọi người vẫn có thể sống tốt nếu chi phí sinh hoạt ổn định. Bằng cách này, Nhật Bản có thể tận hưởng tất cả những lợi ích của việc “mở cửa đất nước”.

Thu nhập trung bình theo năm ở độ tuổi 40 của người làm việc tại Nhật Bản

Ngay cả ở Hoa Kỳ, tốc độ tăng lương trung bình trong thập kỷ qua đã dao động quanh mức 2-3%. Điều đáng ngạc nhiên là mức lương trung bình của Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức lương của Hàn Quốc. Điều này có thể là do Hàn Quốc đã tham gia vào thương mại với Trung Quốc.

Trong mọi trường hợp, nếu tiền lương tăng chậm và đồng yên mất giá kéo dài, rất có thể người Nhật sẽ ra nước ngoài làm việc để tận dụng sự mất giá của đồng yên. Những rào cản để các bạn trẻ Nhật Bản thành công tại Nhật Bản sẽ ngày càng nhiều hơn. Họ có nhiều cơ hội phát triển hơn nếu ra nước ngoài.

Lạm phát ở Tokyo mức tăng mạnh nhất trong hơn 40 năm

 

Kinh tế Nhật Bản ra sao sau thế vận hội Olympic 2020?

Chính phủ Nhật Bản đang cố gắng vực dậy nền kinh tế bằng cách thu hút nhân lực từ nước ngoài đến làm việc, đồng thời ngăn chặn việc lao động Nhật ra nước ngoài. Sau World Expo, chính phủ nước này đã lên kế hoạch phát triển liên tiếp các sòng bạc.

Thật không may, Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo trùng với đại dịch COVID – 19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu, điều này đã tấn công nền kinh tế của đất nước. Nhật Bản đã buộc phải tổ chức các sự kiện không khán giả. Người ta thường nói rằng nền kinh tế của nước chủ nhà Thế vận hội sẽ được hưởng lợi điều này đã không xảy ra với Nhật và nhiều quốc gia khác.

Năm 1964, Nhật Bản cũng là nước đăng cai Thế vận hội Olympic (tổ chức tại Tokyo). Việc đăng cai Thế vận hội không mở ra thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao ở đất nước này. Thế nhưng chính trong thời kỳ này, các tuyến đường cao tốc ra đời ở Nhật Bản và Shinkansen cũng bắt đầu đón khách. Một sân vận động hoàn toàn mới đã ra đời và thành phố trở nên sạch đẹp hơn. Những người tham gia vào các dự án này đã có thể thu được một số lợi ích nhất định và các chính trị gia tự hào về những thành tựu tích cực đó.

Tuy nhiên vào năm 1966, thị trường chứng khoán Nhật Bản sụp đổ và nhiều ngân hàng phá sản. Cuộc suy thoái này được gọi là “cuộc suy thoái chứng khoán”. Một ngân hàng điều hành tại Yamaichi Securities cũng là 1 công ty chứng khoán lớn vào thời điểm đó, đã bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm giá cổ phiếu. Người gửi tiền trở nên mất lòng tin vào các tổ chức tài chính và hệ thống tài chính, khiến nó rơi vào cuộc khủng hoảng. Nếu thế vận hội Olympic có khả năng làm hồi sinh nền kinh tế của một quốc gia, thì tại sao lại có quá nhiều công ty phá sản 2 năm sau đó?

Thực tế, các nước chủ nhà thường xuyên phải đối mặt với suy thoái kinh tế và các khoản nợ khổng lồ sau Thế vận hội. Ngay từ đầu, bản thân việc tổ chức Thế vận hội đã đòi hỏi một số tiền rất lớn. Bên cạnh đó, Thế vận hội về cơ bản là một sự kiện chỉ diễn ra 1 lần. Ví dụ, xây dựng một sân vận động Olympic tốn rất nhiều tiền nhưng lại không biết đến khi nào có thể thu hồi vốn. Nó không dẫn đến sự hồi sinh của ngành công nghiệp nói chung.

Hơn nữa, Nhật Bản hiện có một khoản nợ khổng lồ vượt quá 1.000 nghìn tỷ yên. Việc tổ chức Thế vận hội đã làm tăng nợ của Nhật Bản nhiều hơn nữa. Nền kinh tế Nhật Bản bị thiệt hại bởi những tác động bất lợi này.

Câu chuyện cảm động mùa Olympic – Tokyo 2020

 

Tại sao nền kinh tế có năng lực cạnh tranh không phát triển ở Nhật Bản?

Mặc dù vậy, Nhật Bản dự định đăng cai Thế vận hội tại Sapporo vào năm 2030. Những gì đất nước này cần bây giờ không phải là thúc đẩy các biện pháp tạm thời như Thế vận hội hay phá giá đồng yên bằng cách in một lượng lớn tiền giấy mà là phát triển một nền kinh tế có tính cạnh tranh.

Triển lãm Thế giới Osaka Kansai 2025 có thể sẽ kết thúc bằng sự chi tiêu lãng phí và thâm hụt giống như Thế vận hội Tokyo.

Trước đây, Hội chợ triển lãm Osaka năm 1970 đã có rất nhiều người đến tham quan, nó có vai trò làm cho nền khoa học công nghệ và sự phát triển kinh tế của Nhật Bản được thế giới biết đến. Tuy nhiên, không phải Nhật Bản trở nên giàu có chỉ vì tổ chức Hội chợ triển lãm.

Cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại. Ở Nhật Bản, nhiều người phản đối mạnh mẽ việc xây dựng sòng bạc. Ý kiến ​​​​của những người phản đối bao gồm “sự gia tăng nghiện cờ bạc”, “an toàn công cộng xấu đi” và “tác động bất lợi đối với việc giáo dục lành mạnh của thế hệ trẻ”. Tuy nhiên, đây dường như là những ý kiến ​​thiển cận khi chỉ tập trung vào những nhược điểm của việc kinh doanh sòng bạc.

Liệu chính phủ và người dân Nhật có thể cải thiện tình hình đất nước một cách ngoạn mục như chính năng lực tiềm ẩn của một đất nước đáng ngưỡng mộ này?

Điểm TOEIC có phải là yếu tố quan trọng tại các công ty Nhật Bản không?

 

Nguồn: Toyo Keizai

Biên tập: LocoBee

Facebook