Tình trạng thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản: muốn nghỉ việc cũng không được

Hệ thống đào tạo thực tập sinh kỹ năng bị chỉ trích là “bóc lột lao động” và “nên xóa bỏ” vì hàng loạt vụ mất tích và bỏ trốn của người lao động. Vậy đâu là sự thật phũ phàng của tình trạng thiếu lao động buộc người nước ngoài phải làm những công việc nhàm chán, lương thấp? Hãy cùng LocoBee tìm hiểu qua bài viết này.

 

Nhà máy sản xuất thức ăn chế biến sẵn cho cửa hàng tiện lợi hoạt động xuyên đêm

cơm hộp

Ví dụ về một dây chuyền sản xuất như sau: 10 người đứng thành một hàng, các hộp nhựa rỗng di chuyển lần lượt trên dây chuyền, 2 người đầu tiên đo mì và đặt số mì cố định vào hộp, người thứ 3 làm phẳng mì trong hộp, người thứ 4 đặt sốt Neapolitan lên, người thứ 5 và thứ 6 đặt hai miếng xúc xích vào, người thứ 7 đặt ớt chuông, gười thứ 8 đậy nắp hộp, người thứ 9 dán nhãn dán lên, người thứ 10 vận chuyển sản phẩm xuống nơi đóng gói.

Mì Ý Neapolitan thành phẩm được vận chuyển đến các cửa hàng tiện lợi lớn. 10 người đứng làm việc kể trên đều là thực tập sinh kỹ năng (gọi tắt là thực tập sinh) đến từ Việt Nam. Phạm Thị Oanh (?), 20 tuổi đứng ở vị trí thứ 8 trong dây chuyền. Giờ làm việc của cô từ 8:00 tối đến 7:00 sáng hôm sau. Có 1 tiếng nghỉ giải lao từ 3 giờ sáng và mọi người có thể ăn và nghỉ ngơi vào thời gian này. Cô ấy làm việc tại nhà máy sản xuất thực phẩm ở thành phố Tosu, tỉnh Saga từ tháng 4/2019. Cùng làm việc với cô có khoảng 50 thực tập sinh Việt Nam nữa. Đã khoảng 3 năm kể từ khi cô ấy sang Nhật. Vào thời khắc giao thừa khi năm 2022 đến gần, cô vẫn phải đứng làm việc trước băng chuyền.

Tại thành phố Tosu – nơi Oanh làm việc – có giao lộ Tosu của đường cao tốc Kyushu mở cửa từ năm 1985. Nơi đây được mệnh danh là “trái tim của Kyushu” vì từ đây có thể đến toàn bộ Kyushu trong vòng chưa đầy nửa ngày. Do vị trí thuận lợi, các nhà máy sản xuất thực phẩm và kho phân phối tập trung xung quanh Giao lộ Tosu.

Nguyễn Thị Bích (?) (27 tuổi) đến từ Việt Nam cũng là một trong những thực tập sinh đang làm việc tại một nhà máy sản xuất thực phẩm ở thành phố Tosu. Giờ làm việc của cô là 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Mặc dù đã đến Nhật 4 năm nhưng cô chỉ làm duy nhất một công việc. Công việc của cô là kiểm tra xúc xích trên băng chuyền, loại bỏ những chiếc xúc xích nhỏ hơn tiêu chuẩn và những chiếc bị dị dạng rồi cho vào xô. Trong nhà máy, mọi người không thể nói chuyện vì tiếng ồn máy móc lớn và băng chuyền thì chạy liên tục. Công ty có 5 thực tập sinh người Việt Nam nhưng mỗi người lại sống trong một ký túc xá. Có 4 giường tầng trong 1 phòng ký túc xá. Cô cảm thấy mình không tiến bộ một chút nào và muốn làm việc tại một công ty Nhật Bản với mức lương tốt hơn trong tương lai nên bây giờ đang tham gia một lớp học tiếng Nhật tình nguyện mỗi tuần một buổi.

 

Chương trình Thực tập kỹ năng là gì?

công ty Nhật

Trước tháng 3 năm 2020, khi các hạn chế nhập cư được áp dụng đối với người nước ngoài do COVID-19 đã có 410.972 thực tập sinh đến Nhật (tính đến cuối năm 2019). 5 năm trước đó, vào cuối năm 2014, con số này là 167.626, tức là con số này đã tăng khoảng 2,5 lần chỉ trong vòng 5 năm. Mục đích của Đạo luật Thực tập sinh kỹ năng (Luật liên quan đến việc thực hiện đúng quy trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng cho người nước ngoài và bảo vệ thực tập sinh kỹ năng) được viết như sau: “Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua chuyển giao kỹ năng, công nghệ hoặc kiến ​​thức cho các khu vực đang phát triển thông qua phát triển nguồn nhân lực” (Điều 1).

Nói một cách đơn giản, đó là một hệ thống nhằm mục đích “đóng góp quốc tế”, trong đó sinh viên học các kỹ thuật và kiến ​​thức không thể học được ở đất nước của họ ở Nhật Bản, và để họ trở về nước và sử dụng nó. Tuy nhiên, có thể thấy, công việc đậy nắp các hộp thức ăn bán tại các cửa hàng tiện lợi chẳng đem đến cho người lao động bất kỳ kỹ năng đặc biệt nào cả, và cũng chẳng thể sử dụng tại quê hương của họ.

Theo một cuộc khảo sát năm 2017 của Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản, 50% công ty chấp nhận thực tập sinh là công ty nhỏ có ít hơn 10 nhân viên và 65% bao gồm những công ty có từ 19 nhân viên trở xuống. Như vậy, không phải là động lực đóng góp quốc tế đã tăng lên ở Nhật Bản và thật khó để tin rằng các doanh nghiệp siêu nhỏ có nhiều thời gian để đóng góp cho sự đóng góp quốc tế.

Nguyên tắc cơ bản của Luật Thực tập kỹ năng nêu rõ “Chương trình thực tập kỹ năng không được tiến hành như một biện pháp điều chỉnh cung cầu của lực lượng lao động” (Điều 3, Khoản 2), nhưng thực tế nó chính là “Một biện pháp để điều chỉnh cung cầu lực lượng lao động”. Điều này chính là sự khác biệt giữa nguyên tắc ban đầu và thực tế thực hiện của luật Thực tập kỹ năng.

 

Công việc nhàm chán với mức lương thấp được dành cho người nước ngoài

làm việc ở nhật

Khi mua hàng ở các cửa hàng tiện lợi, khách hàng không thể thấy hình ảnh người lao động trong các nhà máy sản xuất cơm hộp vào đêm khuya. Có thể nói hiện nay, cuộc sống thoải mái của người Nhật sẽ không thể tồn tại nếu không có lao động nước ngoài. Có thể nhìn thấy cảnh như ở nhà máy thực phẩm của thành phố Tosu trên khắp Nhật Bản. Không có gì lạ khi nhìn thấy người nước ngoài trong các cửa hàng tiện lợi và nhà hàng thức ăn nhanh ở khu vực thành thị, nhưng đại đa số lao động nước ngoài làm việc ở những nơi mà chúng ta không thể nhìn thấy, chính là trong các nhà máy sản xuất cơm hộp, các trang trại trồng rau, các công trường khai thác hải sản…

Có một số bình luận trên các phương tiện truyền thông lớn và giới học thuật ủng hộ việc “chung sống với người nước ngoài” một cách dễ chịu và nói rằng hệ thống đào tạo thực tập sinh kỹ năng là “lao động nô lệ” và “nên bãi bỏ”. Chắc chắn, có những công ty đối xử với thực tập sinh như nô lệ theo đúng nghĩa đen, và có những nhóm giám sát vô trách nhiệm luôn móc nối với công ty tiếp nhận thực tập sinh. Câu hỏi đặt ra là cần phải sửa đổi hệ thống quản lý như thế nào để các công ty và tổ chức giám sát như vậy sẽ bị dừng hoạt động ngay lập tức và bị trừng trị trước pháp luật.

Tuy nhiên, nếu trong các cửa hàng tiện lợi, việc không có nhân viên nước ngoài lao động có thể gây ảnh hưởng không lớn lắm thì đối với các ngành sản xuất như may mặc, thực phẩm, các ngành hỗ trợ nền tảng cho cuộc sống của người Nhật, việc thiếu lao động nước ngoài sẽ gây ảnh hưởng vô cùng to lớn. Vậy vấn đề không phải là việc bãi bỏ chương trình thực tập sinh hay không, mà vấn đề chính là tìm ra giải pháp quản lý người sử dụng lao động và hỗ trợ các thực tập sinh hiện nay.

 

Phần lớn thực tập sinh là thanh niên nông thôn

thực tập sinh

Trên các phương tiện truyền thông, thực tập sinh làm việc trong môi trường tồi tệ thường được nhắc đến. Tuy nhiên, có rất nhiều người trong số họ đã bỏ trốn ra ngoài, trở thành lao động bất hợp pháp, và cũng có rất nhiều người muốn chuyển việc nhưng gặp nhiều khó khăn. Khi Oanh quyết định đến Nhật Bản làm thực tập sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3. Cô đã từng nhìn thấy những thực tập sinh trở về từ Nhật Bản xây nhà và bắt đầu kinh doanh bằng số tiền họ tiết kiệm được ở Nhật Bản nên cô cũng nghĩ cuộc sống sau khi đến Nhật của mình sẽ tốt đẹp như vậy. Thông qua các trang mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook, chúng ta có thể hiểu được tình hình trên thế giới. Nếu hệ thống đào tạo thực tập sinh kỹ năng của Nhật Bản thực sự là “lao động nô lệ”, hẳn sẽ không ai muốn đến Nhật Bản làm việc.

Sau khi trừ phí ký túc xá, lương thực tế hàng tháng của cô ấy là khoảng 140.000 yên. Cô giữ chi phí sinh hoạt của mình ở mức khoảng 20.000 yên và tiết kiệm ít nhất 100.000 yên mỗi tháng. Số tiền 100.000 yên tương đương khoảng 1/3 thu nhập hàng năm của bố mẹ cô vốn là nông dân. So với Việt Nam, tất nhiên thu nhập này vẫn ở mức cao. Bạn có thể nghĩ rằng làm việc ca đêm là khó khăn nhưng những người lao động này có sự cố gắng, nỗ lực khiến người khác ngạc nhiên. Oanh đã làm việc được khoảng 1 năm nhưng cô ấy đã kiếm được nhiều tiền hơn Bích – người đã làm việc được 4 năm.Khác với Oanh đặt mục tiêu sang Nhật Bản sau khi tốt nghiệp cấp 3, Bích đã tốt nghiệp cử nhân kế toán tại một trường đại học ở quê nhà Việt Nam. Bích nghĩ rằng mình sẽ có thể tiết kiệm được ít nhất 2 triệu yên trong 3 năm nhưng do không được làm thêm giờ nhiều, và cho đến năm thứ 3, tiền lương mang về nhà của Bích chưa đến 100.000 yên/tháng. Cô đã trả hết số tiền 1,5 triệu yên đã vay khi làm thủ tục sang Nhật, nhưng chỉ tiết kiệm được khoảng 1 triệu yên.

Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn tuyển dụng, các thực tập sinh học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản tại một trung tâm đào tạo nội trú trong khoảng nửa năm cho đến khi kế hoạch thực tập kỹ năng được xác nhận và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Vào ngày 4 tháng 6 năm 2019, đã có 1 cuộc điều tra về 570 người đang học tại một trung tâm đào tạo ở Hà Nội được tiến hành. Theo giới tính, có 341 nam và 229 nữ. Theo độ tuổi, 140 người trong độ tuổi 19-20, 394 người trong độ tuổi 21-30 và 36 người trong độ tuổi 31-40. Theo trình độ văn hóa, có 446 người tốt nghiệp THPT, 70 người tốt nghiệp Trung cấp nghề và 54 người tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng. Mặc dù không thể điều tra được quê quán của họ, nhưng hầu hết các học viên đều là những “thanh niên mới tốt nghiệp trung học” từ các vùng nông thôn như Oanh.

Hơn một nửa số thực tập sinh nước ngoài đến Nhật Bản phải còng lưng gánh nợ

 

Giờ làm việc ngắn hơn làm tăng số lượng người mất tích, bỏ trốn

thực tập sinh kỹ năng

Rõ ràng mục đích của phía tiếp nhận thực tập sinh không phải là “đóng góp quốc tế”, mà bản thân các thực tập sinh cũng được mong đợi “Có được các kỹ năng bằng cách cống hiến hết mình cho việc đào tạo thực tập sinh kỹ năng và cố gắng chuyển giao các kỹ năng cho đất nước của họ” (Điều 6), và trách nhiệm đó được quy định rõ ràng trong Luật Đào tạo Thực tập sinh Kỹ năng.

Tuy nhiên, thực tế họ là hầu hết các thực tập sinh đến Nhật Bản bằng cách nộp một khoản tiền lớn cho tổ chức phái cử và phần lớn trong số họ phải đi vay để trang trải, họ buộc phải trả nợ trong khoảng thời gian ngắn. Đó là lý do họ đều mong muốn được nhận vào các công ty có thời gian làm thêm dài, lương cao. Theo một cuộc khảo sát phỏng vấn do Bộ Tư pháp thực hiện đối với 2.870 thực tập sinh mất tích vào năm 2018, phần lớn trong số 1.627 thực tập sinh có mức lương hàng tháng (lương mang về nhà) là “100.000 yên hoặc ít hơn” trước khi họ bỏ trốn. Thời gian làm việc càng dài, số người mất tích càng thấp và khoảng 80% trong tổng số người làm việc 50 giờ hoặc ít hơn mỗi tuần. Giờ làm việc ngắn hơn đồng nghĩa với người lao động muốn trốn ra ngoài nhiều hơn. Được làm thêm giờ và làm ca đêm lương cao đều là mong muốn của người lao động, những người buộc phải xa nhà để kiếm sống.

Nhóm thực tập sinh Việt Nam bị công ty nợ lương lên tới 2700 man yên

 

Sức hấp dẫn của “xứ sở di cư” Nhật Bản đang nhạt dần

người lao động Việt ở Nhật

Thực tế là, nếu có thể nhận được mức lương cao hơn ở quốc gia họ sinh ra, liệu các thực tập sinh có chọn sang Nhật Bản làm việc hay không?

Nhật Bản đã mất 10 năm hồi phục kể từ khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ vào những năm 1990, sau đó là 20 và 30 năm. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mức lương trung bình ở Nhật Bản vào năm 2020 là 38.514 đô la (4,24 triệu yên với tỷ giá 110 yên đổi một đô la), đứng thứ 22 trong số 35 quốc gia thành viên. Hoa Kỳ, quốc gia đứng đầu (7,63 triệu yên), đã tăng 47,8% trong 30 năm qua, trong khi Nhật Bản hầu như không thay đổi. So với năm 1990, mức lương trung bình chỉ tăng 180.000 yên. Vào năm 2015, Nhật Bản đã bị nước láng giềng Hàn Quốc vượt qua và tính đến năm 2020, chênh lệch là 380.000 yên. Giới trẻ Đông Nam Á hướng đến Nhật Bản vì chênh lệch lương, và nếu lương ở Nhật không tăng thì sức hấp dẫn của “Nhật Bản là điểm đến của lao động nhập cư” sẽ giảm đi.

Khoảng 55% thực tập sinh vay tiền ở quê nhà để đến Nhật

thực tập sinh tại nhật bản

Hiện tại, không những tiền lương không tăng mà đồng yên còn mất giá nhanh chóng. Tỷ giá tác động rất nhiều đến người lao động nước ngoài. Ví dụ: tiền đồng của Việt Nam là 1 yên = 214 đồng tính đến ngày 3 tháng 1 năm 2020 trước đại dịch COVID – 19. Nhưng tính đến ngày 23 tháng 9 năm 2022, 1 yên = 165 đồng, giảm hơn 20%. Vậy tức là 100.000 yên của năm 2020, nếu để đến năm 2022 mới gửi về Việt Nam thì chỉ còn giá trị tương đương với 80.000 yên.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát do Cơ quan Dịch vụ Nhập cư công bố vào tháng 7 năm 2022, tất cả các thực tập sinh đã trả một số loại chi phí cho tổ chức phái cử ở nước họ trước khi đến Nhật Bản, dưới danh nghĩa phí phái cử và chi phí học tiếng Nhật trước khi đến Nhật Bản. Số tiền trung bình là 521.065 yên, trong đó Việt Nam cao nhất là 688.143 yên, tiếp theo là Trung Quốc là 591.777 yên và Campuchia là 573.607 yên. Khoảng 55% thực tập sinh đã vay tiền để đến Nhật Bản. Khoản hoàn trả sẽ là một khoản tiền chuyển từ Nhật Bản, nhưng khoản thanh toán nợ sẽ bằng nội tệ. Nếu đồng yên mất giá, các khoản hoàn trả cũng sẽ tăng lên.

Câu chuyện của một thực tập sinh Việt ngành may mặc bị bóc lột sức lao động

Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé! 

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Nguồn: yahoo

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る