Cuộc sống trong những căn phòng ngập tràn rác tại Nhật Bản

Chuyên gia dọn dẹp và cũng là ngôi sao trên Netflix, cô Kondo Marie là hiện tượng đáng chú ý của Nhật Bản trong những năm gần đây. Cô nổi tiếng với phát ngôn về việc vứt bỏ những tài sản không “tạo ra niềm vui”. Tuy nhiên, “nói thì dễ hơn làm”, hiện thực vẫn cho thấy rất nhiều người không thể thực hiện được những việc này, trong đó có rất nhiều người Nhật.

Trên thực tế, vấn đề gomi-yashiki – thuật ngữ chỉ những ngôi nhà tích trữ đầy rác và chủ nhân của ngôi nhà không thể vứt bỏ những đồ đạc nhỏ nhất của họ vì lý do này hay lý do khác – đã là hiện tượng kéo dài ở Nhật Bản trong thời gian gần đây. Một số người cho rằng vấn đề này đang trở nên trầm trọng hơn bởi sự gia tăng số lượng người sống độc thân và sự cô lập xã hội do đại dịch gây ra.

 

Trường hợp thực tế

nhà rác

Ảnh minh hoạ

Đối với cô Fujiwara Hana – biên tập viên tự do ở độ tuổi ngoài 30 – thì việc mất sổ lương hưu trong căn nhà lộn xộn là giọt nước tràn ly khiến cô buộc phải thay đổi. Công bằng mà nói, đã có những khoảnh khắc trong cuộc đời khiến cô muốn bắt tay vào dọn dẹp căn phòng lộn xộn của mình. Chẳng hạn như lần bạn trai hồi học đại học của cô ghé qua căn hộ ở Tokyo mà không báo trước. Mặc dù bị bối rối bởi chuyến viếng thăm bất ngờ nhưng cô vẫn để anh ấy vào, nhưng kết quả là anh người yêu đã không thể đặt nổi chân căn phòng ấy. Sau khi liếc nhìn vào trong từ lối vào, anh rời đi. Ngày hôm sau, anh nói lời chia tay với cô. Hoặc khi cô ấy đang xem đoạn phim truyền hình về một ngôi nhà bị bọn trộm lục soát khiến đồ đạc bị vứt lung tung và kinh hoàng nhận ra nơi ở của mình trông còn tồi tệ hơn cảnh trong bộ phim đó.

Các hộp các – tông, thư chưa mở, quần áo, sách, tạp chí và túi giấy nằm rải rác khắp phòng của cô ấy. Rèm cửa bị mốc và không gian tường bị lấp đầy bởi những cuốn lịch cũ. khi đi lại trong phòng mà không mang tất, lòng bàn chân của cô ấy sẽ chuyển sang màu đen do nhiều lớp bụi bám vào. Trên sàn đầy tóc và cô ấy thường nghe thấy tiếng kêu lách tách khi bước qua đống rác trải trên sàn nhà. Cô biết mình phải làm gì đó để thoát khỏi cuộc sống hiện tại, nhưng lại chùn bước trước nhiệm vụ khó khăn.

Mức lương của nhân viên thu gom rác tại Nhật Bản là bao nhiêu?

 

Chương trình “làm sạch đặc biệt”

dọn nhà

Anh Koremura Toru đang điều hành một công ty “làm sạch đặc biệt”, có tên là Riskbenefit, có trụ sở tại Tokyo. Anh và nhóm của mình đã làm sạch những ngôi nhà có mức độ lộn xộn, bẩn thỉu và hôi thối khác nhau, bao gồm cả những ngôi nhà sau hỏa hoạn, có người tự tử hay có những người sống cô độc chết một mình (kodokushi)…

Khá ngạc nhiên vì khách hàng thường xuyên của họ lại là các hộ gia đình, cá nhân đang tích lũy một lượng rác không tốt cho sức khỏe như hộp cơm dùng một lần, lon, báo cũ, túi nhựa, chai lọ và giấy gói ở cửa hàng tiện lợi… Anh Koremura cho biết: “Hầu như các ngôi nhà đều có rất nhiều đồ đạc và rác chồng lên nhau. Có thể nói rằng khoảng 70% nạn nhân của kodokushi đang sống trong các ngôi nhà đầy rác gomi-yashiki. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật đồng thời ảnh hưởng đến hành vi của họ.”

Có một trường hợp điển hình được anh Koremura kể lại như sau. Một lần nhân viên của anh đến thăm một căn hộ theo yêu cầu của người thân chủ nhà. Căn nhà chất đầy rác cao đến tận trần nhà. Khi trèo qua đống lộn xộn, anh ta nhìn thấy một chân của người đàn ông thò ra khỏi căn hộ. Hóa ra người thuê nhà tuổi trung niên đã mắc căn bệnh suy nhược và đã chết một mình trong căn phòng của mình và bị chôn vùi trong đống rác rưởi một thời gian dài. Trải nghiệm tổn thương, chủ nghĩa hoàn hảo, di truyền và chức năng não thường được coi là những lý do gây ra tình trạng gomi-yashiki, nó có mối liên hệ với các tình trạng sức khỏe tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn tăng động giảm chú ý và trầm cảm. Không gian sống ở các trung tâm đô thị và thời gian làm việc đòi hỏi khắt khe dường như là những nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Anh Koremura nói rằng trong nhiều trường hợp, những người làm những công việc căng thẳng kéo dài nhiều giờ như bác sĩ và nhân viên khách sạn khiến nơi ở của họ trở nên bừa bộn vì họ không còn thời gian và sức lực sau giờ làm việc để chăm sóc bản thân. Anh nói rằng những phụ nữ trẻ, chuyên nghiệp như cô Fujiwara thuộc một nhóm đối tượng gomi-yashiki khác, họ thường đi mua sắm như một hình thức giải tỏa căng thẳng. Anh Koremura đã giúp dọn dẹp nhà của một người phụ nữ ở độ tuổi 70 sống một mình trên tầng 3 của một căn hộ cũ không có thang máy ở Shimizu. Bà ấy không tự mình đổ rác mà thay vào đó cất chung rác trong phòng mình. Người phụ nữ thường xuyên được đưa đến một cơ sở chăm sóc vào ban ngày nhưng những người chăm sóc ở đó nói với anh rằng việc đổ rác cho bà ấy nằm ngoài nhiệm vụ trong hệ thống bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng của Nhật Bản nên họ không thể làm gì được.

Sự suy thoái của gia đình hạt nhân, cùng với sự tập trung dân số ở các thành phố lớn đã khiến các hộ gia đình chỉ có một người gia tăng trong những năm gần đây. Cứ 5 người từ 65 tuổi trở lên thì có 1 người sống một mình. Cùng với đó, đại dịch và các quy định hạn chế di chuyển đã khiến ​​nhu cầu mua sắm trực tuyến và giao đồ ăn tăng cao, dẫn đến một loại hành vi tích trữ mới.

Nhiều người nghiện đặt hàng từ các trang thương mại điện tử và thậm chí có những kiện hàng họ không bao giờ mở chúng ra. Tuy nhiên, khó có thể thống kê xem có bao nhiêu ngôi nhà tích trữ rác ở Nhật Bản vì đằng sau những cánh cửa đóng kín là những con người sống trong im lặng, xấu hổ về tình trạng khó khăn của họ.

Tất tần tật về phân loại và xử lý rác ở Nhật

 

Sự lộn xộn không kiểm soát

rác

Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ cho biết mức độ phổ biến và các đặc điểm của việc tích trữ có vẻ giống nhau giữa các quốc gia và nền văn hóa, và khoảng 2,6% dân số có thể mắc chứng rối loạn này với tỷ lệ cao hơn ở những người trên 60 tuổi và những người mắc các chẩn đoán tâm thần khác, đặc biệt là những người hay lo lắng, căng thẳng, và phiền muộn.

Ở nước ngoài, tình trạng này được biết đến rộng rãi qua một bộ phim truyền hình nổi tiếng có tựa đề “Hoarders”, được công chiếu lần đầu trên kênh A&E vào năm 2009 và có mùa thứ 13 kết thúc vào năm 2021. Chương trình kể về những cuộc đấu tranh trong đời thực của những người mắc chứng rối loạn tích trữ và các phương pháp điều trị họ nhận được từ bác sĩ tâm thần và người dọn dẹp chuyên nghiệp.

Vào năm 2013, chứng rối loạn tích trữ đã được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ chính thức phân loại là một chứng rối loạn. Tổ chức này cho biết nó khác với việc tích trữ thông thường và thiếu cách thức nhất quán, đồng thời thường gặp ở những người gặp khó khăn dai dẳng trong việc loại bỏ tài sản và nếu cố gắng vứt bỏ chúng sẽ khiến họ đau khổ.

Ông Nakao Tomohiro, giáo sư tại khoa tâm thần kinh của Đại học Kyushu là chuyên gia về chứng rối loạn tích trữ, ông nói rằng mặc dù hiện tượng này ảnh hưởng đến một bộ phận nhỏ dân số nhất định, nhưng có thể sẽ tác động đến các đặc điểm cụ thể của quốc gia như nhân khẩu học và chuẩn mực xã hội. Ví dụ như ở Nhật Bản, quy mô hộ gia đình đang giảm dần, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều người sống một mình mà không giao tiếp với hàng xóm, khiến người khác khó đánh giá hoàn cảnh của họ. Vấn nạn 80-50 chính là tình trạng các bậc cha mẹ già ở độ tuổi 80 buộc phải chăm sóc những đứa con sống trong nhà thường xuyên thất nghiệp của họ ở độ tuổi 50. Điều gì xảy ra khi cha mẹ qua đời. Những người sống dựa vào cha mẹ không thể tự làm các công việc gia đình sẽ đột nhiên thấy mình đơn độc và ngôi nhà của họ có thể nhanh chóng trở thành gomi-yashiki.

Ông Ishida Mitsunori, một nhà xã hội học và giáo sư tại Đại học Waseda, cho biết những ngôi nhà tích trữ được biết đến rộng rãi vào cuối những năm 1990 sau sự bùng nổ của bong bóng giá tài sản ở Nhật Bản. Đó chính là thời kỳ mà con người ta không thể thực hiện kế hoạch họ đã dự tính cho cuộc sống, không thể có một công việc ổn định, không thể kết hôn và cũng chẳng thể sở hữu một ngôi nhà. Tác động của cuộc khủng hoảng sức khỏe đang diễn ra đối với sức khỏe tâm thần cũng đáng lo ngại vì nó có thể đẩy nhanh sự cô lập xã hội.

Nhật Bản đang bước vào giai đoạn cần thiết lập một cấu trúc xã hội dựa trên các hộ gia đình độc thân, và điều đó chắc chắn sẽ chứng kiến ​​một số lượng gomi-yashiki nhất định xuất hiện.”

Tổng quan về cách phân loại rác ở Nhật

 

Học cách buông bỏ

dọn nhà

Chính quyền địa phương đã gặp phải những trở ngại trong việc giải quyết vấn đề này vì luật sở hữu tư nhân gây khó khăn cho việc thực thi hành chính. Trong hầu hết các trường hợp, có rất ít lựa chọn ngoài những cảnh báo đơn giản mà các quan chức và cảnh sát có thể đưa ra cho người là chủ của những ngôi nhà tích trữ rác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều thành phố tự ban hành các quy định của riêng họ để xử lý hiện tượng này, đặc biệt là khi rác xâm phạm tài sản của người khác hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

Ở Tokyo, một số phường, bao gồm Adachi, Arakawa, Shinjuku và Toshima, có hướng dẫn riêng về việc giải quyết những ngôi nhà tích trữ, tuy nhiên, chỉ một số ít đã cưỡng chế dọn rác. Trong khi đó, phường Kita ở phía Bắc thủ đô vẫn chưa ban hành quy định riêng nhưng đã tạo ra một đường dây nóng cách đây 2 năm sau khi ngày càng có nhiều khiếu nại từ người dân về những ngôi nhà tích trữ.

Với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, cô Fujiwara đã mất khoảng 3 tháng để hoàn thành công việc dọn nhà. Đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy màu sàn nhà màu nâu sau nhiều năm và hiện tại cô đang say mê với việc giữ cho căn nhà của mình sạch không tì vết. Việc tiêu xài hoang phí đã không còn nữa, kể từ khi cô ấy theo dõi tài sản của mình, và giờ đây cô ấy cảm thấy khỏe mạnh hơn nhiều vì không còn bụi bẩn và nấm mốc từng làm ô nhiễm nơi ở của mình. Cô ấy cũng có thể nằm dài trên giường và ngủ lâu hơn vì không có hàng đống tạp chí và quần áo lấn chiếm không gian của cô ấy. Hơn nữa, giờ đây cô ấy có thể mời bạn bè của mình đến chơi mà không cảm thấy xấu hổ.

Sử dụng bí quyết tích lũy được qua kinh nghiệm dọn dẹp của mình, cô Fujiwara đã giúp đỡ những người bạn có thói quen tích trữ và xuất bản một cuốn sách vào tháng 11 đưa ra lời khuyên về việc sắp xếp gọn gàng. Mức độ nghiêm trọng của việc tích trữ thay đổi theo từng cá nhân và nó thường quá sức. Điều tôi muốn là thúc đẩy mọi người dũng cảm bước bước đầu tiên ra khỏi mớ hỗn độn.

Tìm hiểu về công nghệ tái chế rác thải nhựa mới nhất

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る