Sở giao dịch chứng khoán ở Nhật Bản

Sở giao dịch chứng khoán là nơi để giao dịch cổ phiếu và trái phiếu. Nó tích hợp cung và cầu của một lượng lớn cổ phiếu và trái phiếu, đóng vai trò hình thành giá thị trường công bằng và lưu thông hợp lí.

 

Sở giao dịch chứng khoán là gì?

Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức thiết lập thị trường mua và bán cổ phiếu dựa trên Luật chứng khoán và công cụ tài chính.

 

Cách thức hoạt động của sở giao dịch chứng khoán

giao dịch chứng khoán

Khi các nhà đầu tư nói chung muốn mua và bán cổ phiếu và trái phiếu, họ đặt lệnh thông qua các công ty chứng khoán chứ không trực tiếp đến sở giao dịch chứng khoán. Công ty chứng khoán nhận lệnh giao dịch chứng khoán từcác nhà đầu tư sẽ chuyển lệnh đó đến các sở giao dịch chứng khoán tương ứng. Các lệnh mua và bán gửi đến sởgiao dịch chứng khoán được thực hiện theo từng chứng khoán dựa trên nguyên tắc giao dịch cạnh tranh. Thông tin về các giao dịch đã đóng sẽ được công khai ngay lập tức.

 

Sở giao dịch chứng khoán ở Nhật Bản

Hiện nay Nhật Bản có 4 sở giao dịch chứng khoán là:

  • Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (東京証券取引所/ Tokyo Stock Exchange/TSE)
  • Sở giao dịch chứng khoán Nagoya (名古屋証券取引所/Nagoya Stock Exchange/NSE)
  • Sở giao dịch chứng khoán Fukuoka (福岡証券取引所/Fukuoka Stock Exchange/FSE)
  • Sở giao dịch chứng khoán Sapporo (札幌証券取引所/ Sapporo Securities Exchange/SSE)

Ngoài ra, mỗi sở giao dịch chứng khoán có một thị trường giao dịch xử lí cổ phiếu của các công ty mạo hiểm.

Các sở giao dịch chứng khoán lớn trên thế giới bao gồm:

  • Sở giao dịch chứng khoán New York
  • NASDAQ (New York)
  • Sở giao dịch chứng khoán London
  • Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt
  • Euronext (Paris)
  • Sở giao dịch chứng khoán Tokyo

 

Thị trường chung (thị trường chính)

Đây là thị trường chính của mỗi sở giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán Tokyo có Thị trường Prime và Thị trường Standard. Sở giao dịch chứng khoán Nagoya có Thị trường Premium và Thị trường Main. Nhìn chung, các công ty lớn sẽ niêm yết trên Thị trường Prime và Thị trường Premium còn các công ty vừa sẽ niêm yết trên Thịtrường Standard và Thị trường Main.

Ngày 1 tháng 1 năm 2013, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo và Sở giao dịch chứng khoán Osaka đã hợp nhất để tạo thành Nhóm sở giao dịch Nhật Bản. Vào tháng 7 năm 2013, Phần thứ nhất và Phần thứ hai của Sở giao dịch chứng khoán Osaka đã được chuyển giao cho Sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Từ tháng 4 năm 2022, các bộ phận thịtrường của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo và Sở giao dịch chứng khoán Nagoya sẽ được tổ chức lại và các tiêu chuẩn kiểm tra cũng sẽ được thay đổi.

  • Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (Thị trường Prime, Thị trường Standard)
  • Sở giao dịch chứng khoán Nagoya (Thị trường Premium, Thị trường Main)
  • Sở giao dịch chứng khoán Fukuoka
  • Sở giao dịch chứng khoán Sapporo

 

Thị trường mới nổi

Thị trường mới nổi là thị trường mà các công ty liên doanh và công ty khởi nghiệp có thể niêm yết. Vì các tiêu chuẩn kiểm tra niêm yết được nới lỏng hơn so với thị trường chung nên ngay cả các công ty mới thành lập cũng có thể phát hành cổ phiếu. TOKYO PRO là “thị trường dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp” duy nhất của Nhật Bản được thành lập bởi Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

  • Thị trường Standard (Sở giao dịch chứng khoán Tokyo)
  • Thị trường Growth (Sở giao dịch chứng khoán Tokyo)
  • TOKYO PRO (Sở giao dịch chứng khoán Tokyo)
  • Thị trường Next (Sở giao dịch chứng khoán Nagoya)
  • Q-Board (Sở giao dịch chứng khoán Fukuoka)
  • Ambitious (Sở giao dịch chứng khoán Sapporo)

 

Sở giao dịch tư nhân (Thị trường PTS)

Ngoài các sở giao dịch như Sở giao dịch chứng khoán Tokyo còn có các sở giao dịch do các công ty chứng khoán điều hành gọi là Sở giao dịch tư nhân. Mặc dù vẫn còn ít giao dịch nhưng nó có đặc điểm là có thể giao dịch ngay cảkhi thị trường chung đóng cửa.

  • Japannext PTS (SBI Japannext Securities)
  • Shinex (Shinex Japan)

 

Để một công ty lên sàn

sở giao dịch chứng khoán Tokyo

Để được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, công ty phải đạt được các tiêu chuẩn kiểm tra niêm yết do từng thị trường đặt ra và được sự chấp thuận niêm yết từ sở giao dịch có mục đích niêm yết. Lợi ích của việc công ty niêm yết trên sàn chứng khoán không chỉ là huy động vốn trực tiếp từ thị trường tài chính mà còn khẳng định uy tín tín dụng và sự công nhận tên tuổi của công ty, từ đó dễ nhận được tài trợ hơn từ các tổ chức tài chính, tuyển dụng nhân lực, khai trương cửa hàng mới và giao dịch mới. Ngược lại, công ty phải công bố thông tin công khai để huy động vốn từ một số lượng các nhà đầu tư không xác định.

 

Tiêu chuẩn kiểm tra niêm yết là gì?

giao dịch chứng khoán

Để niêm yết cổ phiếu trên mỗi sở giao dịch sẽ có các tiêu chuẩn kiểm tra niêm yết phải được rõ ràng. Ví dụ, Thịtrường Standard của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo có nhiều quy định như số lượng cổ đông từ 400 trở lên, sốlượng cổ phiếu có tính thanh khoản từ 2.000 đơn vị trở lên và giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán thanh khoản từ 1 tỉ yên trở lên… Chỉ sau khi đáp ứng các tiêu chí này, một công ty mới có thể được niêm yết trên Thị trường Standard. Trước hết, nó sẽ được niêm yết trên Thị trường Standard và để được niêm yết trên Thị trường Premium thì các tiêu chí sàng lọc sẽ còn khắt khe hơn.

Một ngày bận rộn của nhân viên công ty chứng khoán người Nhật

Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Theo homemate-research

bình luận

ページトップに戻る