Làm việc ở Nhật: 18 điểm cần chú ý khi thiết đãi đối tác kinh doanh (kì cuối)

Trong kinh doanh, các mối quan hệ với khách hàng và đối tác kinh doanh là quan trọng. Thiết đãi là một việc làm cần có để có thể phát triển và giữ cho mối quan hệ này trở nên suôn sẻ. Trong số đó, phổ biến nhất là kiểu ăn tối, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và ý thức từ phía “chủ nhà” – công ty mời đối tác.

Tuy nhiên, đối với những người chưa có kinh nghiệm thì có thể lo lắng và bỡ ngỡ. Chính vì thế tại chuỗi bài viết mới này, LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn các mẹo và cách cư xử khác nhau để có một buổi thiết đãi thành công.

 

#1. Nguyên tắc khi ăn

Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn bị phân tâm bởi việc chuẩn bị và mọi người xung quanh mà bỏ bê cách ăn uống. Khi thiết đãi, bạn cần phải cẩn thận về cách cư xử trong ăn uống.

Cách nâng và hạ đũa, cách cầm bát, cách lấy đồ ăn,… đều sẽ được ghi lại trong mắt đối phương. Một người càng đàng hoàng thì họ càng đặc biệt chú trọng về quy tắc ăn uống của mình, vì vậy bất kỳ vấn đề nào xảy ra với những điều này đều có thể gây mất điểm.

Tuỳ thuộc vào đồ ăn của chúng ta là gì mà cách ăn cũng sẽ khác nhau, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết này nhé!

Văn hoá công ty Nhật: 5 nguyên tắc cần ghi nhớ tại bàn tiệc

 

#2. Hỏi khách cách họ ra về

Trong nửa sau của bữa tiệc hãy hỏi khéo léo về cách khách đi về. Nếu khách dự định đi taxi, bạn có thể yêu cầu quán sắp xếp taxi. Trong trường hợp đó, điều quan trọng là phải thông báo cho cửa hàng càng sớm càng tốt. Ngoài ra, cách cư xử tốt là để tiền taxi vào một phong bì và giao chúng khi khách lên xe.

Nếu bạn biết trước rằng sẽ sử dụng taxi, hãy liên hệ với cửa hàng về số lượng taxi và hãng taxi được chỉ định (nếu có) để việc thiết lập diễn ra suôn sẻ.

 

#3. Tặng quà

Trong các cuộc thết đãi, thường sẽ có màn tặng quà lưu niệm cho khách. Sẽ không khéo léo lắm nếu được giao trước bữa ăn tối vì đó sẽ là gánh nặng về đồ đạc cho bên kia trong suốt buổi. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để bàn giao là khi tiệc kết thúc và lúc tiễn khách.

Bạn có thể mua trước đồ có ở nhà hàng hoặc chuẩn bị trước. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên tìm hiểu về sở thích của đối phương, số người trong gia đình trước khi mua.

 

#4. Thanh toán

Kết thúc buổi chiêu đãi, khi thanh toán, cơ bản nghi thức chính là không để khách nhìn thấy. Mặc dù là được mời nhưng nếu như khách thấy đối phương trả tiền thì họ cũng sẽ rất bận tậm, áy náy.

Do đó, hãy giả vờ đi vệ sinh và thực hiện thanh toán. Kể cả trường hợp thanh toán tại bàn cũng nên trao đổi và xin phép phía nhà hàng được thanh toán ở nơi mà đối tác của mình không nhiền thấy. Tốt nhất là nên thanh toán bằng thẻ vì nó làm cho quá trình diễn ra nhanh chóng và gọn gàng.

 

#5. Tiễn khách

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là tiễn khách. Dù là những giây phút cuối nhưng cũng không được lơ là. Với những nhà hàng cao cấp ở Nhật, khâu tiễn khách được thực hiện hết sức lịch sự tuy nhiên người mời khách cũng phải hết sức cẩn thận.

Nếu bạn đang ở trong phòng chiếu tatami, hãy nhớ xếp giày trước khi ra về. Về cơ bản, hãy nhớ những đôi giày mà khách đã mang và sắp xếp chúng ở nơi họ thoải mái nhất khi mang. Ngoài ra, khi rời khỏi phòng, bạn phải kiểm tra xem mình đã quên những gì, và việc rời khỏi phòng sau khách là điều cần phải biết.

 

Mong rằng những kinh nghiệm ở 4 bài viết sẽ giúp bạn có được một buổi thiết đãi thành công và tạo được ấn tượng tốt với khách hàng cũng như đồng nghiệp, cấp trên ở công ty nhé!

 

Làm việc ở Nhật: 18 điểm cần chú ý khi thiết đãi đối tác kinh doanh (kì 1)

Làm việc ở Nhật: 18 điểm cần chú ý khi thiết đãi đối tác kinh doanh (kì 2)

Làm việc ở Nhật: 18 điểm cần chú ý khi thiết đãi đối tác kinh doanh (kì 3)

 

Tổng hợp LOCOBEE

Facebook