Làm việc ở Nhật: 18 điểm cần chú ý khi thiết đãi đối tác kinh doanh (kì 2)

Trong kinh doanh, các mối quan hệ với khách hàng và đối tác kinh doanh là quan trọng. Thiết đãi là một việc làm cần có để có thể phát triển và giữ cho mối quan hệ này trở nên suôn sẻ. Trong số đó, phổ biến nhất là kiểu ăn tối, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và ý thức từ phía “chủ nhà” – công ty mời đối tác.

Tuy nhiên, đối với những người chưa có kinh nghiệm thì có thể lo lắng và bỡ ngỡ. Chính vì thế tại chuỗi bài viết mới này, LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn các mẹo và cách cư xử khác nhau để có một buổi thiết đãi thành công.

Văn hoá công sở – Khi xin nghỉ, đến trễ và về sớm

[Văn hoá công sở ] 10 điểm phải chú ý khi đi gặp khách hàng

 

#1. Ghế trên và ghế dưới

Khi tiếp đãi khách hàng, điều quan trọng là phải hết sức chú ý về vị trí ghế trên và ghế dưới.

Trong xã hội Nhật Bản, “trật tự” được coi trọng. Nhất là khi có sự tham gia của nhiều người, trật tự đó cũng được thể hiện ở vị trí ngồi (đứng) của họ. Lúc này những người vai vế, cấp bậc trên tập trung ở những ghế được gọi là Kamiza. Còn những người ở cấp bậc thấp hơn sẽ ở những vị trí được gọi là Shimoza.

Kamiza là những nơi an toàn nhất, trịnh trọng nhất trong không gian. Và đương nhiên là trong tình huống thiết đãi khách hàng, đối tác thì cần hướng dẫn họ người vào những vị trí của khu vực Kamiza.

 

#2. Vị trí của Kamiza

Khi tiếp đãi, nghi thức cơ bản là khách hàng, đối tác ngồi ghế trên – Kamiza và bên mời khách hàng ngồi ghế dưới – Shimoza. Theo nguyên tắc chung, ghế trên là chỗ ngồi xa cửa ra vào nhất, và trong trường hợp phòng kiểu Nhật, chỗ ngồi trước Koto no ma là Kamiza. Tương tự, trong trường hợp bàn tròn, ghế xa cửa ra vào nhất là ghế trên.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cửa hàng, có thể khó phân biệt đâu là ghế trên. Trong trường hợp đó, hãy hỏi nhân viên cửa hàng trước. Ngoài ra, có thể không hướng dẫn bạn thứ tự chỗ ngồi, nhưng trong trường hợp này, tốt hơn hết bạn nên nói với nhân viên quán để thay đổi thứ tự phục vụ thay vì ép đổi lại vị trí ngồi.

 

#3. Chú ý thời gian ngồi vào chỗ

Bạn phải cẩn thận không chỉ về vị trí ngồi mà còn về thời gian ngồi vào ghế.

“Ưu tiên khách hàng” là điều cơ bản cần nắm trong văn hoá công sở. Ví dụ, khi bạn đến gặp khách hàng, bạn thường được nhân viên lễ tân hướng dẫn đến phòng tiếp khách và được mời: “Vui lòng đợi ở đây một lát”. Việc ngồi ở đó ngay lập tức là không được. Bạn phải đợi cho tới khi khách hàng của bạn bước vào.

Đối với khi thiết đãi cũng vậy, hãy chắc chắn rằng khách ngồi trước, rồi phía mời khách mới được ngồi.

 

#4. Thời điểm cởi áo khoác

Ở dịp tiếp đãi khách hàng, chẳng hạn như bữa tối, nhiệt độ bên trong phòng có thể tăng lên và bạn có thể muốn cởi áo khoác, nhưng việc cởi áo khoác vào thời điểm của riêng bạn sẽ không tốt cho nghi thức kinh doanh.

Văn hoá công sở – Quy tắc mặc trang phục vest trong kinh doanh

Tùy thuộc vào nơi làm việc, ngay cả trong một cuộc nhậu, người mời khách (ghế dưới – Shimoza) không nên tự ý cởi áo khoác. An toàn nhất là bạn nên đợi cho đến khi khách cởi áo khoác.

Hẹn gặp bạn ở kì tới với các bí quyết khác tiếp tục sẽ được chia sẻ.

Làm việc ở Nhật: 18 điểm cần chú ý khi thiết đãi đối tác kinh doanh (kì 1)

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る