Dịch vụ mai mối chỉ có sự xuất hiện của các phụ huynh ở Nhật

Ở Nhật Bản, có một tập tục gọi là “omiai”, nơi nữ giới và nam giới gặp nhau lần đầu tiên trên cơ sở đó là họ có thể kết hôn. Trong một số trường hợp thì chỉ có nam nữ nhưng một vài trường hợp có cả sự xuất hiện của cha mẹ họ.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây một dịch vụ phát triển ở Nhật gọi là 代理お見合い – Dairi omiai, tức là Uỷ nhiệm mai mối. Tại đây chỉ có sự xuất hiện của các phụ huynh có đôi nam nữ có mong muốn kết hôn.

Kết hôn với người Nhật: Thủ tục đăng ký kết hôn khi hai người ở 2 đầu Việt – Nhật

Tại các sự kiện như thế này, một danh sách dựa trên đơn đăng ký của phụ huynh và tại địa điểm, họ dựa vào những con số này để tìm đối tác tiềm năng – hay đúng hơn là cha mẹ của họ. Nếu cha mẹ nói chuyện với nhau và thấy có ấn tượng tốt, họ sẽ trao đổi một bản thông tin cá nhân bao gồm tên và ảnh của con họ cũng như thông tin liên lạc. Sau đó, mỗi người con của họ quyết định xem có đi gặp bên kia hay không sau khi thảo luận với cha mẹ.

Ví dụ, một sự kiện được tổ chức bởi Hiệp hội có trụ sở tại Shimogyo, Kyoto. Kể từ sự kiện đầu tiên vào tháng 10 năm 2005, Hiệp hội đã tổ chức hơn 500 sự kiện mai mối ủy quyền trên khắp Nhật Bản, với tổng số 40.000 người tham gia. Tuổi trung bình của các cặp đôi cần tìm bạn đời là 33 đối với nữ và 38 đối với nam.

Một phụ nữ 66 tuổi đã tham gia sự kiện, có con gái 34 tuổi đang làm việc tại một công ty và sống ở quận Chuo của Tokyo, nói: “Nếu ai đó quen biết tôi giới thiệu, tôi sẽ khó từ chối nhưng tại sự kiện này, tôi có thể nói không nếu tôi cảm thấy không hài lòng”. Cô ấy tiếp tục với một nụ cười “Ở đây phụ huynh có tham gia nhưng quyết định là ở những đứa trẻ.”

Kinh nghiệm đăng kí kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Một trong những lý do đằng sau nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ như vậy là người Nhật ngày càng có xu hướng kết hôn muộn hơn hoặc không kết hôn. Theo điều tra dân số quốc gia, tỷ lệ chưa kết hôn trong suốt cuộc đời của họ trước 50 tuổi là dưới 5% cho cả nam và nữ cho đến năm 1985, nhưng vào năm 2015, con số này là 14,06%. đối với nữ và 23,37% đối với nam.

Người đứng đầu Hiệp hội, ông Shoji Wakisaka cho biết về lợi thế của mai mối ủy quyền, “Vì cha mẹ là người khách quan nên những điểm tốt và điểm chưa tốt của con có thể được cung cấp và sẽ dễ dàng tránh được những rắc rối khi cha mẹ cũng nói ra được mong muốn của bản thân mình về việc muốn con mình sống ở đâu sau khi kết hôn…”

Uỷ nhiệm mai mối không đảm bảo việc tiến tới hôn nhân được suôn sẻ. Đôi khi những đứa con của họ có thể từ chối liên lạc hoặc khi gặp nhau thì không hài lòng với đối phương. Hiệp hội không can dự vào những gì xảy ra với nhân vật chính sau đó. Tuy nhiên, có những lúc họ chia sẻ niềm vui với các gia đình tham dự khi nhận được thư cảm ơn và báo tin con họ đã đi đến kết hôn.

Con trai Nhật thích và không thích một cô gái như thế nào? (kì 1)

Các hình thức hôn nhân đã trở nên đa dạng hơn và suy nghĩ “hôn nhân là hạnh phúc” có thể không còn tuyệt đối như trước đây. Tuy nhiên, nhìn vào con số đăng kí sự kiện có thể thấy mong muốn con cái mình sẽ kết hôn của các bậc cha mẹ.

Ông Wakisaka nói: “Kết hôn là một cách để bù đắp những khuyết điểm cho nhau. Tôi muốn tạo ra nhiều hệ thống hơn để mọi người có thể kết hôn nếu họ tìm được người phù hợp.”

8 hệ luỵ nghiêm trọng của vấn đề dân số già ở Nhật Bản

Dự án kết nối hẹn hò qua những bức thư viết tay của thành phố Miyazaki

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る