Nhật Bản có độ tin tưởng thấp nhất về vắc xin trên tạp chí y khoa The Lancet

Dự án nghiên cứu của Đại học London đã tổng hợp kết quả về độ tin tưởng đối với vắc xin và công bố trên tạp chí y khoa The Lancet của Anh.

Sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát khoảng 280.000 người tại 149 quốc gia/vùng lãnh thổ từ năm 2015 đến năm 2019. Nhóm nghiên cứu đã phân tích câu trả lời cho 3 câu hỏi về vắc xin:

① Bạn có nghĩ nó an toàn không?

② Bạn nghĩ nó có hiệu quả không?

③ Bạn có nghĩ nó quan trọng đối với con bạn không?

Do thời gian và tần suất của các cuộc khảo sát khác nhau tùy theo quốc gia/vùng lãnh thổ nên việc xử lý thống kê đã được thêm vào để có thể so sánh phù hợp. Tính đến cuối năm 2015 kết quả thu được như sau:

Tôi hoàn toàn đồng ý
Bạn có nghĩ nó an toàn không? 8,92%
Bạn nghĩ nó có hiệu quả không? 14,71%

Argentina đứng đầu trong cả 3 câu hỏi và người dân có xu hướng tin tưởng cao vào vắc xin. Với câu ① số người hoàn toàn đồng ý xếp theo quốc gia/vùng lãnh thổ:

  • Đứng thứ hai là Pháp (8,85%)
  • Thấp nhất là Mông Cổ (8,05%)

Với câu ② số người hoàn toàn đồng ý xếp theo quốc gia/vùng lãnh thổ:

  • Đứng thứ hai là Mông Cổ (13,04%)
  • Thấp nhất là Maroc (10,28%)

Tại Nhật Bản đối với câu hỏi ③ thì 41,76% số người được hỏi trả lời “Tôi hoàn toàn đồng ý, tỉ lệ này tương đương vị trí thứ 12 tính từ dưới lên. Tỷ lệ những người trả lời “KHÔNG” cho cả 3 câu hỏi cũng cao hơn so với các nước khác. Ngoài ra, khi so sánh năm 2015 và năm 2019 cho câu hỏi ③, tỷ lệ những người trả lời “Tôi không hoàn toàn đồng ý” đã tăng tăng lên theo thống kê ở Nhật Bản.

Dự án nghiên cứu chỉ ra rằng Nhật Bản là “1 trong số những quốc gia có mức độ tin tưởng vào vắc xin thấp nhất trên thế giới”. Một số người phàn nàn về tình trạng đau đớn kéo dài sau khi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung HPV. Chính phủ Nhật Bản cũng đã ngừng tích cực khuyến cáo về loại vắc xin này. Ngoài ra, Rubella cũng đang là vấn đề cần phải giải quyết đối với các cơ quan y tế Nhật Bản.

Việc từ chối hoặc chần chừ không tiêm chủng đã được liệt vào danh sách “10 mối đe dọa đối với sức khỏe” mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố năm 2019. Bệnh sởi vốn có thể phòng ngừa đã trở thành mối quan tâm trên toàn cầu bởi sự xuất hiện ở châu Âu và các nơi khác.

Giáo sư Nakano Takashi thuộc khoa Nhi, Đại học Y khoa Kawasaki (tỉnh Okayama) chuyên về tiêm chủng chỉ ra rằng “Tại Nhật Bản sau khi qua thời thơ ấu có rất ít thông tin về loại vắc xin nên được tiêm và tiêm khi nào nên mọi người ít có kiến ​​thức về nó”.

Nhật Bản bổ sung vắc xin Rotavirus miễn phí vào tiêm chủng định kì từ tháng 10

 

Theo thelancet

bình luận

ページトップに戻る