Báo động tình trạng con cái sống phụ thuộc vào cha mẹ ở Nhật

Giáo sư Yamamoto Đại học Ritsumeikan ước tính năm 2013, Nhật Bản có khoảng 570.000 hộ gia đình trong đó con cái độc thân không việc làm độ tuổi 40 – 50 sống cùng cha mẹ và tiền sinh hoạt phí cũng do cha mẹ trả. Sau 18 năm kể từ năm 1995 con số này đã tăng gấp khoảng 3 lần. Trong đó số gia đình mà con cái ở độ tuổi 40 là 380.000 hộ, gấp đôi so với số gia đình mà con cái ở độ tuổi 50.

“Vấn đề 8050” là từ chỉ những gia đình mà con cái mắc hikikomori ở độ tuổi 50 sống cùng cha mẹ già độ tuổi 80. Giáo sư Yamamoto cho rằng sau 7 năm nữa tình trạng này sẽ còn tăng cao.

Nguyên nhân được cho là từ nhiều yếu tố như sự suy thoái kinh tế kéo dài, môi trường làm việc ngày càng khắc nghiệt, sự gia tăng tỉ lệ người không lập gia đình và phân biệt trong xã hội… Những người sinh ra trong thời kì bùng nổ dân số trước kia giờ đang phải đối mặt với thời kì việc làm khó khăn. Mặc dù năm 2015 chính phủ Nhật Bản có thực hiện chế độ hỗ trợ độc lập cho người nghèo nhưng rất khó để nói rằng các biện pháp hỗ trợ công cộng ấy hoạt động hiệu quả.

Hikikomori – vấn đề của xã hội Nhật Bản

Với các gia đình có vấn đề 8050, do con cái bị hikikomori nên không thể tham gia vào xã hội. Cha mẹ cảm thấy xấu hổ vì con cái nên không tìm kiếm sự giúp đỡ. Sự nghèo đói và cô lập ngày càng sâu sắc khiến cả hai đối tượng này đều sẽ gục ngã nhưng lại chẳng có ai ở ngoài biết được họ đang gặp vấn đề.

Càng có tuổi những người sống phụ thuộc vào cha mẹ càng khó tìm việc làm hơn và nếu không có đủ tiền tiết kiệm họ sẽ lại dựa vào cha mẹ để trang trải sinh hoạt phí. Theo ước tính của giáo sư Yamamoto trong số 570.000 gia đình gặp vấn đề 8050 (năm 2013) thì:

  • 46% là cha mẹ độ tuổi 70 con cái độ tuổi 40
  • 20% là cha mẹ độ tuổi 80 con cái độ tuổi 50
  • 14% là cha mẹ độ tuổi 60 con cái độ tuổi 40

Phân tích dữ liệu cho thấy những người ở độ tuổi 40 có nhiều khả năng tìm được việc làm hơn những người ở độ tuổi 50. Mặc khác, 50% số người được hỏi cho biết họ không thể đi làm ngay lập tức bởi những lo ngại về sức khoẻ và chăm sóc. “Tôi có động lực nhưng không thể làm việc và không tìm được công việc phù hợp với hoàn cảnh của mình”.

Theo thông tin của Bộ Nội vụ vào năm 2019 thì toàn quốc có khoảng 610.000 người hikikomori trong độ tuổi từ 40 – 64.

Cuộc sống người Nhật: 10 đặc trưng của thế hệ Yutori

 

Theo asahi

bình luận

ページトップに戻る