Cuộc sống người Nhật: 10 đặc trưng của thế hệ Yutori




Xã hội Nhật khá đặc biệt với nhiều hiện tượng khác nhau và sinh ra các cái tên khác nhau như hikikomori, nito…  Trong đó, một thuật ngữ không thể không nhắc đến đó là Yutori sedai (ゆとり世代).
Đây là thế hệ sinh ra trong giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2004, nhận được sự giáo dục cùng tên. Ở nơi làm việc thế hệ này được cho là “kẻ vô tích sự”, “không có năng lực”, tuy nhiên tuỳ theo từng người mà đặc trưng lại không giống nhau. Hãy cùng tìm hiểu về 10 đặc trưng của hiện tượng này để biết thêm về thuật ngữ này nhé!

 
Đặc điểm số 1: Ý thức cạnh tranh cũng như trưởng thành thấp
Do chế độ giáo dục Yutori mà ý thức cạnh tranh của thế hệ này khá thấp.
 
Đặc điểm số 2: Ý thức cần phải thăng tiến trong sự nghiệp thấp
Như đặc điểm số 1 dẫn đến hình thành ý thức về việc mình phải phấn đấu, phải lên được chức này, chức kia của người thuộc thế hệ Yutori không nhiều. Nhiều người chia sẻ rằng không thích việc chỉ tăng chức một chút, thêm một chút quyền hành ở công ty nhưng trách nhiệm gánh vác thì nhiều.
 
Đặc điểm số 3: Khả năng chịu đựng kém, không quen với việc bị la mắng
Vì không hay bị cha mẹ la mắng nên khi ra trường, đi làm có trường hợp xin nghỉ việc vì bị cấp trên khiển trách.
 
Đặc điểm số 4: Tỉ lệ nghỉ việc cao
Tuy không phải tất cả thế hệ Yutori đều có suy nghĩ giống nhau nhưng những người thuộc thế hệ này thường nghỉ việc trong vòng 3 năm (chiếm tỉ lệ khá cao, vào khoảng hơn 30%).
 
Đặc điểm số 5: Thích ngồi đợi chỉ thị hơn là tự giác hành động
Do không có tinh thần cạnh tranh dẫn đến việc họ cũng có xu hướng đợi chỉ thị hơn là tự giác hành động.
 
Đặc điểm số 6: Coi trọng sự riêng tư
Thế hệ Yutori thường có xu hướng không gắn bó với công việc. Ngược lại họ xem trọng không gian cá nhân hơn là công việc. Từ đó mà họ không muốn tham gia vào các bữa nhậu hay không muốn làm thêm giờ. Ngược lại tuy không có nhiệt tình với công việc nhưng họ lại khá tích cực trong các hoạt động tình nguyện hay đóng góp cho xã hội.



Làm việc ở Nhật: 10 cách chào hỏi phù hợp với các tình huống thư tín thương mại tiếng Nhật (kì 1)

 
Đặc điểm số 7: Khả năng giao tiếp kém
Khi mà SNS trở nên phổ biến thì thế hệ Yutori quen với việc giao tiếp, liên lạc thông qua các kênh này. Từ đó mà khả năng giao tiếp của họ không cao. Hoặc đôi khi họ có thể giao tiếp tốt với người cùng độ tuổi nhưng lại khó trò chuyện với những người có khoảng cách về tuổi tác đối với mình. Chính vì thế nhiều người không giỏi khi giao tiếp mặt đối mặt hay không giỏi trong việc sử dụng kính ngữ hay thư điện tử.
 
Đặc điểm số 8: Khả năng tư duy logic cao
Thế hệ Yutori có xu hướng làm việc khá logic và hiệu quả.
 
Đặc điểm số 9: Kĩ năng liên quan đến IT cao
Với sự phát triển của công nghệ, rất nhiều công cụ mới được ra đời. Sự phát triển các dịch vụ, các công cụ liên lạc được giới thiệu làm cho thế hệ này quen với việc sử dụng chúng. Từ đó mà kĩ năng liên quan đến công nghệ thông tin hay internet của họ khá cao.
 
Đặc điểm số 10: Không coi trọng/ham muốn tiền bạc hay vật chất
Họ không có ham muốn về nhà, xe hay tiền bạc hay ít tham gia vào các hoạt động như cá cược.
Từ những đặc điểm trên, có thể nói đây không phải là hiện tượng hoàn toàn chỉ có mặt xấu. Thêm vào đó thế hệ này còn có một số điểm mạnh khác như là năng lực quan sát cao, nghĩ mọi việc một cách rạch ròi, có thể đối ứng một cách mềm mỏng…

Nếu như có bắt gặp thuật ngữ Yutori sedai ở đâu đó thì bạn đã hiểu một chút ý nghĩa của nó rồi đúng không nào?
Sống cạnh xác cha mẹ: chuyện gì đang xảy ra ở Nhật Bản?



Theo Business Book

bình luận

ページトップに戻る