Văn hoá công ty Nhật: 7 chú ý khi thực hiện cuộc gọi vào số di động trong công việc

Tại bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về các chú ý trước khi nghe hoặc gọi vào điện thoại di động. Hôm nay LocoBee tiếp tục giới thiệu đến các bạn về 7 nguyên tắc khi thực hiện cuộc gọi vào điện thoại di động nhé!

Văn hoá công ty Nhật: 6 nguyên tắc cần chú ý trước khi nghe hoặc gọi vào điện thoại di động

 

Quy tắc số 1: Gọi vào số máy cố định

Về cơ bản đầu tiên là nên gọi vào số cố định vì chất lượng cuộc gọi tốt, có nhiều chức năng như chuyển máy… Nếu không được mới gọi vào số di động (trừ trường hợp nếu người cần liên lạc có ưu tiên là gọi vào số di động cho họ thì có thể gọi luôn vào số di động).

 

Quy tắc số 2: Bắt đầu với việc nêu tên công ty

Đây là điều khá cơ bản nhưng nhiều người vẫn có thói quen giới thiệu luôn tên vì nghĩ rằng đối phương có lưu và hiển thị tại màn hình khi gọi đến.

Đầy đủ sẽ là “○○株式会社の□□と申します。××様の携帯電話でよろしいでしょうか。”

(○○ kabushikigaisha no □ □ to moshimasu. × ×sama no keitaidenwa de yoroshii desho ka)

Nghĩa: Tôi là… công ty …. Đây có phải là số di động của anh/chị … không ạ?

 

Quy tắc số 3: Quan tâm đến việc đối phương có tiện nghe máy không

Đây là một nguyên tắc quan trọng nhằm thể hiện sự lịch sự của bạn cũng như xác nhận xem đối phương có tiện để nghe máy của bạn không. Do đó thường thì sau khi giới thiệu tên hãy hỏi:

“○○の件でお電話しました。今お話ししてもよろしいでしょうか?”

(○○ no kudan de odenwa shimashita. Ima ohanashi shite mo yoroshii desho ka?)

Nghĩa: Tôi gọi để nói về việc … Không biết bây giờ anh/chị có tiện nghe máy không?

 

Quy tắc số 4: Không dùng với もしもし

もしもし vốn là một từ của giới trẻ do đó không nên dùng khi bắt đầu cuộc điện thoại. Tuy nhiên nếu như sóng yếu, âm thanh mất thì bạn có thể dùng “もしもし” để xác nhận tình hình.

 

Quy tắc số 5: Khi đối phương không tiện nghe, nhanh chóng tắt máy

Khi đối phương không tiện nghe máy hãy nói “また改めてお電話いたします。” (Mata aratamete odenwa itashimasu), – “Tôi xin phép gọi lại sau”.

 

Quy tắc số 6: Sau khi kết thúc cuộc gọi dừng lại 1 chút

Đợi đến khi đối phương tắt mắt thì mới được tắt máy dù là gọi vào số di dộng hay máy bàn. Tuy nhiên đối phương cũng có nhiều trường hợp đợi bạn tắt máy do đó hãy dừng lại 1 chút (dài bằng 1 nhịp thở) và tắt máy.

 

Quy tắc số 7: Để lại tin nhắn thoại

Trong văn hoá công ty Nhật, khi được kết nối với hộp thư thoại thì cần phải để lại tin nhắn, không được ngắt máy đột ngột. Để không bị lúng túng lúc này cần chuẩn bị tâm thế là có thể được kết nối với hộp thư thoại bằng cách hình dung trong đầu mình nội dung cần để lại trước khi bắt đầu cuộc gọi. Thông thường nội dung thư thoại bao gồm “tên công ty, tên mình, chào hỏi, lời nhắn”.

Với những lời nhắn mà chỉ cần báo là đối phương có thể thực hiện hoặc biết được thì có thể nói luôn. Với những việc cần có sự trao đổi trực tiếp thì hãy báo lại rằng “Tôi sẽ gọi lại” hoặc nhờ đối phương gọi lại cho mình.

Hãy nắm chắc các nguyên tắc trên đây khi gọi điện trong công việc nhé! 

 

Học tiếng Nhật miễn phí:

NIPPON★GO với 3 cấp độ sơ – trung cấp dành cho ôn luyện JLPT

Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

 

bình luận

ページトップに戻る