Bụi mịn và khẩu trang chống bụi mịn

Thời gian gần đây chúng ta thường hay nghe thấy từ bụi mịn hay PM2.5 trên báo đài. Vậy bụi mịn là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của chúng ta?

 

Bụi mịn

Theo định nghĩa chính xác thì bụi mịn hay PM2.5 là hạt vi mô vô cùng nhỏ lơ lửng trong không khí. PM là viết tắt của particulate matter, PM2.5 là hạt vô cùng nhỏ có đường kính dưới 2.5μm (1μm=1/1000mm). Nói một cách dễ hiểu thì bụi mịn là hạt cực kì nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy và không thể biểu hiện cụ thể bằng đơn vị. Nếu so sánh với độ lớn của 1 cọng tóc thì bụi mịn chỉ bằng khoảng 1/30 nên nó hoàn toàn có thể đi sâu vào trong phổi của con người chúng ta. Trước PM2.5 đã có định nghĩa về SPM là các hạt dưới 10μm.

 

Thành phần và nguồn gốc

Thành phần của bụi mịn ngoài carbon, nitrat, sunfat, muối amoni còn có các nguyên tố vô cơ như silicon, natri, nhôm…

Nguồn gốc của bụi mịn là từ khói của các nhà máy, khí thải ô tô, xe máy…, từ quá trình đốt cháy rác, vật dụng… (nguồn gốc nhân tạo), từ thiên nhiên như núi lửa, đất, cát vàng… (nguồn gốc thiên nhiên). Nguyên phát là tự bản thân hạt đã là bụi mịn khi thải vào khí quyển và thứ phát là bụi mịn do phản ứng hoá học trong không khí… Ngay cả trong gia đình bụi mịn cũng được sinh ra từ việc hút thuốc lá, nấu ăn, sưởi ấm… Bụi mịn có xu hướng tăng dần nồng độ từ mùa đông sang mùa xuân.

 

Ảnh hưởng đến sức khoẻ

Bụi mịn có kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc nên nó có thể đi sâu vào phổi gây nên các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, làm tăng nguy cơ ung thư phổi và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn như rối loạn nhịp tim.

Năm 2009, Nhật Bản đã thiết lập tiêu chuẩn môi trường cho PM2.5. Đối với loại bụi mịn này thì mức để duy trì bảo vệ sức khoẻ con người là 1 ngày dưới 15μg/m3. Đến năm 2013 thì tiêu chuẩn 1 ngày là dưới 70μg/m3. Tuy nhiên những người mắc bệnh hô hấp hay bệnh về tuần hoàn, trẻ em, người già sẽ có thể bị ảnh hưởng kể cả ở nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn.

 

Các biện pháp phòng ngừa

Khi nồng độ PM2.5 trong không khí vượt ngưỡng cho phép cần thực hiện các hoạt động sau để giảm lượng hít phải:

  • Giảm vận động cường độ cao ngoài trời và giảm ra ngoài trong thời gian dài
  • Hạn chế đóng mở cửa để ngăn không khí bên ngoài vào trong nhà
  • Đeo khẩu trang chống bụi mịn

 

Một số loại khẩu trang chống bụi mịn ở Nhật Bản

Khẩu trang tại Nhật thường đã bao gồm tác dụng phòng cúm, giảm lượng phấn hoa và PM2.5 hít vào cơ thể. Với khẩu trang có tiêu chuẩn N95 và DS1 trở lên do có sử dụng bộ lọc hiệu quả cao trong việc thu vi hạt nên giảm được lượng PM2.5 hít vào cơ thể. Tuy nhiên mỗi người cần chọn cho mình kích thước khẩu trang phù hợp với khuôn mặt.

Một số sản phẩm khẩu trang PM2.5 đang bán chạy trên các trang bán hàng trực tuyến tại Nhật Bản

Cách làm mới của doanh nghiệp Nhật trong xử lý rác thải nhựa

 

Tham khảo thông tin med.or.jp

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る